“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt.Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sát, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cum tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát”.
“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt.Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sát, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cum tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát”.
“Xuống lên ba cõi sáu đường Chỉ vì chẳng thấy Chơn thường thẳng ngay2 Hình hài đổi chác trả vay Đắm say dục lạc, nguyện nay trở về.”
Trường bộ kinh Đức Phật khẳng định: “Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng được bốn pháp mà Ta và các ngươi phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn pháp?
– Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh GIỚI. – Không giác ngộ, không chứng đạt Thánh ĐỊNH. – Không giác ngộ, không chứng đạt Thánh HUỆ. Và Thánh GIẢI THOÁT.
Này các Tỳ kheo, khi Thánh GIỚI, Thánh ĐỊNH, Thánh HUỆ, Thánh GIẢI THOÁT được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái trong đời sống tương lai sẽ được trừ diệt.”
Thật vậy, một Tăng đoàn hành trì theo lời Đức Thế Tôn chỉ dạy, Thân, khẩu, ý hành giả lúc nào cũng sống trong Giới luật. Thiền môn hưng thịnh, thì hải chúng được an hòa, vì không có sự gièm chê, luận bàn việc thị phi. Do đó, trong trú xứ già lam ấy, được lan tỏa bởi hương thơm của Giới đức theo cấp số nhân. Chư Phật gần xa tụ về. Nương theo chúng Tăng học hỏi giáo pháp của Đức Như Lai. Các bạn đồng tu chưa đến cũng muốn đến, để cùng nhau trau giồi và sách tấn nhau trên đường tìm về Bảo sở.
Đạt được Thánh GIỚI rồi, thời mỗi hành giả tự ý thức trong việc Tu học, Chánh niệm trong các thời khóa. Trong đời sống hàng ngày, mỗi hành giả tự chăn Trâu tâm của mình, không cho phóng dật các căn.
“Sắc hương, tiếng nhạc, du dương Hiện ra sáu món dẫn đường si mê Trâu nay thuần thục trở về Mắt nhìn ngũ dục, chẳng hề lãng xao Dây, roi, buông tự thuở nào Mục đồng chẳng nhọc, chẳng hao tinh thần.”
Thánh ĐỊNH cũng từ nơi nhiếp phục các căn, trong tứ oai nghi đều thuận Chánh pháp, xa lìa sự quyến rũ của Lục trần, vì nó là giặc cướp, chuyên cướp các công đức lành của chúng ta. Trên con đường tu hành, mọi thành quả đều do tâm ta quyết định.
“Tâm làm chủ Tâm dẫn đầu các pháp Phòng hộ tâm Như thợ uốn cung tên.” (Kinh Pháp cú)
“Tác ý vong duyên, bất dữ chư trần tác đối.” Khi căn tiếp xúc với trần cảnh, mình phải biết xả bỏ các duyên, không chấp vào thành, bại, hơn, thua. Không còn chấp đắm thì Thánh HUỆ lần lần được sáng tỏ. Trí huệ đến thì vô minh bị đẩy lùi, tâm hồn thơ thới khinh an, lúc này Thánh GIẢI THOÁT hiển lộ.
Vua Trần Thái Tông đã được tâm ý rỗng rang nên đã viết hai câu thơ:
“Ngàn sông có nước, ngàn trăng hiện Muôn dặm không mây, muôn dặm trời”
Hễ mặt nước lặng yên không gợn sóng nhấp nhô, thì ánh trăng xuất hiện, trời quang mây tạnh, lúc ấy bầu trời bao la vô tận. Cũng vậy, tâm chúng ta yên bình, không phiền não nhiễu nhương, giây phút ấy ta đang tận hưởng cảnh Niết-bàn. Thiền sư Nhất Hạnh cũng có câu:
“Chẳng biết rong chơi miền Tịnh độ Làm người một kiếp cũng như không.”
Ý Thiền sư dạy rằng: “Ta nên sống trong giây phút hiện tại. Nếu ngay nơi cõi này không có được an lạc, thì uổng một kiếp người luống qua vô ích.”
Nhờ có Giới chế ngự được các nguyên nhân tham ái, hễ tâm mình khởi lên tham đắm một món gì, không hợp với Chánh pháp, là mình diệt ngay cái vọng tâm ấy. Sống trong cõi đời ngũ trược ác thế này, làm chủ được tâm mình thật là thiên nan, vạn nan!
Người có trồng căn lành, ươm mầm Bồ đề trong vô lượng kiếp, thì kiếp này đường tu hành mới được thong dong tự tại. Trước nhờ Giới nhiếp phục được các căn, nay nhờ ĐỊNH và HUỆ cắt đứt tận cùng cội rễ của vô minh, nên đoạn tận được khổ đau. Như vậy Tam vô lậu học là phương tiện duy nhứt chấm dứt khổ đau sanh tử luân hồi. Lục Tổ Huệ Năng khi nghe Ngũ Tổ giảng kinh KIM CANG đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Ngài đã thốt lên hàng loạt câu “đâu ngờ.”
– “Đâu ngờ tự tánh xưa nay thanh tịnh – Đâu ngờ tự tánh không sanh không diệt – Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ – Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp.”
Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy những thứ ham mê và đang đuổi theo như: tài, sắc, danh, thực, thùy, rốt cuộc cũng như bọt bóng, như ảo ảnh. Cuối cùng khi nhắm mắt chỉ còn 2 bàn tay trắng và một nỗi ngậm ngùi. Một triết gia đã nói: “Người ta cứ nhắm mắt đi vào đời này, chỉ có một lần tỉnh táo mở mắt ra nhìn cuộc đời lần cuối, thì bị người thân vuốt mắt cho ta nhắm lại, để ta thanh thản ra đi.
Lã Trạng Nguyên diễn tả đời sống con người qua mấy câu thơ, để nói lên cuộc đời như một giấc mộng, cuối cùng rồi ai cũng phải già nua, tóc bạc, da nhăn, chẳng có gì trường tồn vĩnh cửu.
“Bận rộn lăng xăng nhọc đuổi tìm Xuân, Thu, nóng lạnh, trải bao năm Sáng sáng, chiều chiều, lo kế sống Mờ mờ, mịt mịt, tóc hoa râm Đúng đúng, sai sai, bao giờ dứt Phiền phiền, não não, lúc nào xong Rõ rõ, ràng ràng, đường thẳng tắp Một mực khăng khăng, tu chẳng kham.”
Vậy muốn thoát ly khổ đau sanh tử của kiếp người, chúng ta luôn luôn sống trong Giới luật, lấy Giới luật làm kim chỉ nam để tiến bước trên lộ trình giải thoát. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn nhớ rằng, chúng ta là những hành giả đang chèo thuyền ngược dòng, nên chúng ta đừng mải miết chạy theo cái đẹp tạm bợ, nay bắt chước người này, mai đua đòi theo kẻ khác. Trong khi đó mình không nhận chân được cái đẹp của chính mình, dù nó không có sắc màu, hình dáng, nhưng là cái đẹp đích thực, đó là Chân Như thanh tịnh trong sáng muôn đời.
“Trần trần tự tại đâu vướng bận Pháp pháp viên dung chẳng nghĩ bàn.”
© 2024 Bản quyền các bài viết thuộc tập đoàn Hello Health Group. Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 529/GP-BTTTT, HN ngày 03/12/2019.
● Đương Xứ Xuất Sanh, Tùy Xứ Diệt Tận. Ý nói: Hết thảy tướng huyễn hóa trong thế gian đều do một niệm vọng tâm của chúng ta huyễn hiện. Câu này chỉ rõ các pháp do nhân duyên sanh, đã không có thực thể, chỉ có giả danh, giả tướng, cho nên bản thể của chúng là không. Tướng huyễn hóa tuy giả, nhưng tánh nó vốn chân. Tánh ấy, xét về Thể, là vô tướng, nhưng có thể hiện ra các tướng. Tánh ấy là chỗ nương tựa cho các tướng. Hết thảy tướng đều do Tánh biến hiện. Tánh là chủ thể biến hiện (Năng Biến), Tướng là đối tượng được biến hiện (Sở Biến). Tánh là chân thật, không hư vọng, cho nên đặt tên là Thật Tướng. Thật Tướng vô tướng, chẳng phải là không có tướng. Tánh tuy chẳng có tướng, nhưng có thể hiện tướng. Hết thảy tướng đều duyên theo Tánh để khởi, nên nói là “vô bất tướng” (chẳng phải là hoàn toàn không có tướng gì). Đây chính là nhằm biểu thị tướng trạng chân thật của Tánh thể (bản thể của Tánh). Do vậy, Không và Hữu chẳng hai, Tánh và Tướng viên dung, cũng chính là nghĩa lý đã được dạy trong Tâm Kinh“Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. Vì thế, pháp sư nói“Nếu tâm thanh tịnh đạt đến mức kha khá thì mới có thể lãnh hội Chân Không chẳng phải là Không, Diệu Hữu chẳng phải là Có”.
Chim đại bàng cánh vàng từ ngày Phật tại thế, hướng đến tự lòng mở rộng từ bi. Không cần ăn thịt mà vẫn sống, sống bằng cơm trắng nước trong của Phật ban. Mùi tanh hôi của chúng sanh đồng loại trong những hình hài khác nhau thay bằng mùi tinh khiết, thanh tịnh của rau trái. Chim hoan hỷ sống bên Phật, phát nguyện và hiển bày Phật tánh từ bi.
Quỷ thần nơi chốn hoang dã đồng không hiu quạnh không ai tế tự chăm lo. Năm qua tháng lại vất vưởng dọc ngang giữa chốn hồng trần. Tháng ngày chạp giỗ lấy đâu ra. May thay chén nước cam lồ mát rượi, giúp cõi lòng dịu lại những đau thương.
Mẹ con quỷ La-sát tham lam, keo kiệt nhiều đời phải chịu cảnh thèm ăn thèm uống, nương Phật từ bi trở lại sống giản đơn, cơm trắng thanh tịnh mà nuôi được cả thân lẫn tâm.
Chén nước xuất sanh, nhỏ mà rộng biến khắp cho mọi loài đói khát. Vang mãi từ miệng chú tiểu câu thần chú Án mục đế tóa ha...