Bài Đọc Education In England

Bài Đọc Education In England

We woke reasonably late following the feast and free flowing wine the night before. After gathering ourselves and our packs, we headed down to our homestay family’s small dining room for breakfast.

We woke reasonably late following the feast and free flowing wine the night before. After gathering ourselves and our packs, we headed down to our homestay family’s small dining room for breakfast.

We wandered the site with other tourists

Yet strangely the place did not seem crowded. I’m not sure if it was the sheer size of the place, or whether the masses congregated in one area and didn’t venture far from the main church, but I didn’t feel overwhelmed by tourists in the monastery.

Headed over Lions Bridge and made our way to the Sofia Synagogue, then sheltered in the Central Market Hall until the recurrent (but short-lived) mid-afternoon rain passed.

Feeling refreshed after an espresso, we walked a short distance to the small but welcoming Banya Bashi Mosque, then descended into the ancient Serdica complex.

We were exhausted after a long day of travel, so we headed back to the hotel and crashed.

I had low expectations about Sofia as a city, but after the walking tour I absolutely loved the place. This was an easy city to navigate, and it was a beautiful city – despite its ugly, staunch and stolid communist-built surrounds. Sofia has a very average facade as you enter the city, but once you lose yourself in the old town area, everything changes.

Clothes can transform your mood and confidence. Fashion moves so quickly that, unless you have a strong point of view, you can lose integrity. I like to be real. I don’t like things to be staged or fussy. I think I’d go mad if I didn’t have a place to escape to. You have to stay true to your heritage, that’s what your brand is about.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được 04 kiến nghị của cử tri Tp Hồ Chí Minh thuộc thẩm quyền giải quyết, xử lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) do Ban Dân nguyện chuyển đến Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. NHNN trả lời kiến nghị của cử tri như sau:

1. Kiến nghị 1:“Cử tri phản ảnh hiện nay các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Bởi những doanh nghiệp này luôn vượt trội so với doanh nghiệp trong nước cả về năng lực quản trị, vốn lẫn những ưu đãi chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI luôn có lợi thế nhờ mức lãi vay ở các nước khá thấp (chỉ dao động 3-5%/năm). Trong khi đó, lãi suất của ngân hàng trong nước cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vay luôn giao động ở mức cao, từ 7-10%; các doanh nghiệp xuất khẩu phải vay bằng Việt Nam đồng với mức lãi suất cao. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực hiện nay đầu tư không hiệu quả như nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi nên các ngân hàng rút dần vốn ra khỏi lĩnh vực này càng gây khó khăn cho doanh nghiệp và càng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội. Do đó, kiến nghị ngành Ngân hàng quan tâm có các chính sách hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp”.

Mặt bằng lãi suất của một nước, bên cạnh việc chịu tác động trực tiếp của quan hệ cung, cầu vốn trên thị trường tiền tệ, còn chịu tác động của diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát của nước đó. Các nước trong khu vực có thể duy trì mức lãi suất cho vay thấp là vì: Lạm phát của các nước này được kiềm chế ở mức thấp, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; khả năng dự báo và hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư ở mức cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế ở mức cao, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng, kinh tế vĩ mô, lạm phát chưa có sự ổn định vững chắc như các nước phát triển... nên việc điều hành lãi suất cần đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền - TCTD và khách hàng vay, phù hợp với diễn biến kinh tế và thị trường tiền tệ để đảm bảo kiểm soát lạm phát, duy trì sự ổn định của tỷ giá và hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.

Thực tế thời gian qua, với việc triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp của ngành Ngân hàng, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh và không còn là vướng mắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. So sánh số liệu của các nước trong khu vực thì có thể thấy mặt bằng lãi suất cho vay của Việt nam tương đối hợp lý so với nhiều nước. Theo số liệu công bố của Ngân hàng thế giới về lãi suất cho vay của một số nước trong khu vực những năm gần đây1, lãi suất cho vay (lending interest rate) của Myanmar ở mức 13%/năm, Indonesia là 12,7%/năm, Ấn Độ là 10,3%/năm, Thái Lan là 6,6%/năm, Philipines là 5,5%/năm, Singapore là 5,4%/năm. Như vậy, mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam khoảng 6-11%/năm vẫn ở mức tương đối hợp lý so với nhiều nước trong khu vực.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ đối với một số ngành, lĩnh vực, từ tháng 5/2012, NHNN đã áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao); hiện nay, trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7%/năm.

Đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, NHNN đã thực hiện các giải pháp về tín dụng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, như trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010; trong đó: (i) Điều chỉnh tăng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; mở rộng đối tượng được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm chỉ phải nộp TCTD cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; (ii) Bổ sung phương thức cho vay lưu vụ: TCTD và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 (hai) chu kỳ sản xuất liên tiếp; theo đó, khách hàng vay không phải làm thủ tục vay vốn lại sau khi hết một chu kỳ sản xuất.

Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là 5 lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tín dụng đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên: Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn đến cuối tháng 5/2016 ước tăng 3,56% so với cuối năm 2015; Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu cuối tháng 4/2016 tăng 5,53%; đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng cao tăng 1,45%; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2,62%; lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển tăng 2,37%.

Bên cạnh chính sách ưu tiên của ngành Ngân hàng thì bản thân các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới cũng cần tăng cường cơ cấu lại hoạt động, nâng cao khả năng tài chính, đổi mới công nghệ, tập trung nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm,...

Mặt khác, bên cạnh việc triển khai các giải pháp của ngành Ngân hàng cần có sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, như tiếp tục đẩy mạnh triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, đất đai, đầu tư xây dựng, thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh...

2. Kiến nghị 2:“Cử tri đề nghị gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đã góp phần tích cực giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở, là tác nhân quan trọng giúp thị trường bất động sản phục hồi, cho đến nay, đã giải ngân được khoảng 60%, và theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì sẽ kết thúc giải ngân vào ngày 31/05/2016. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cho tiếp tục giải ngân cho đến hết gói tín dụng ưu đãi này để hỗ trợ cho người thu nhập thấp tạo lập nhà ở”.

Theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (ngày 01/6/2013).

Khi ban hành chính sách, NHNN đã tính toán và cân nhắc kỹ thời gian hỗ trợ tái cấp vốn tối đa 36 tháng (chậm nhất 01/6/2016). Tuy nhiên, sau khi lắng nghe ý kiến phản ánh nguyện vọng của người dân, ý kiến của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản, cũng như cân đối hài hòa lợi ích của người dân và Nhà nước, ngày 22/3/2016, NHNN đã có công văn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp đến 01/6/2016 chưa giải ngân hết số tiền 30.000 tỷ đồng, NHNN sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn để các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay mua, thuê, thuê mua nhà ở; xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình được tiếp tục giải ngân với lãi suất ưu đãi đến hết 30.000 tỷ đồng của toàn bộ Chương trình.

Tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016, Chính phủ đã giao NHNN tiếp tục triển khai chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến (tại công văn số 2167/VPCP-KTTH ngày 31/3/2016) giao NHNN phối hợp với các cơ quan liên quan sửa đổi quy định về thời hạn giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo hướng gia hạn tiếp tục thực hiện giải ngân hết số tiền tái cấp vốn 30.000 tỷ đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay vốn, nhất là đối với cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới và cải tạo sửa chữa lại nhà ở. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở ý kiến của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính, NHNN  đã có công văn số 3954/NHNN-TD ngày 30/5/2016 trình Thủ tướng Chính phủ về phương án gia hạn Chương trình theo hướng:

(i) Cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày 31/3/2016 đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sữa chữa lại nhà ở của mình tối đa đến ngày 31/12/2016. Tổng số tiền tái cấp vốn khoảng 32.738 tỷ đồng (bao gồm dự kiến số tiền tái cấp vốn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đến thời điểm 1/6/2016 và số tiền cam kết nhưng chưa giải ngân hết của khách hàng cá nhân).

(ii) Dừng giải ngân tái cấp vốn theo đúng quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN và Thông tư 32/2014/TT-NHNN đối với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, để chủ động đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng, trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/5/2016 NHNN đã có Công văn số 3955/NHNN-TD chỉ đạo các ngân hàng tham gia Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP: kể từ ngày 01/6/2016 tiếp tục giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trước ngày 31/3/2016 từ nguồn vốn của ngân hàng thương mại theo lãi suất thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký giữa khách hàng và ngân hàng theo đúng quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN và Thông tư 32/2014/TT-NHNN. Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN sẽ có văn bản hướng dẫn về việc gia hạn tái cấp vốn gửi các ngân hàng thương mại để thực hiện.

3. Kiến nghị 3:“Cử tri đề nghị mức lãi suất vay mua nhà ở xã hội 3% - 3,5% để phù hợp với thu nhập phổ biến của các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội; đề nghị ân hạn 3 năm đầu người vay chưa phải trả lãi vay; đề nghị thời hạn cho vay mua nhà ở xã hội tối thiểu 20 năm thì hợp lý hơn. (30 nghìn tỷ)”.

- Về lãi suất cho vay: Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của NHNN đã quy định định kỳ vào tháng 12 hàng năm NHNN xác định và công bố lại mức lãi suất áp dụng cho năm tiếp theo, bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm.

Theo đó NHNN đã quy định lãi suất cho vay Chương trình hỗ trợ 30.000 tỷ đồng áp dụng trong năm 2016 là 5%/năm (giảm 1% so với mức lãi suất 6% theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN). Đây là mức lãi suất đã được tính toán hợp lý dựa trên tình hình thực tế lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường và phù hợp với nguyên tắc hỗ trợ lãi suất tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN và Thông tư 32/2014/TT-NHNN của NHNN.

- Về thời gian ân hạn: Trên cơ sở thẩm định về phương án vay vốn, vốn tự có, tiến độ thanh toán tiền mua nhà, nguồn trả nợ cụ thể của từng khách hàng... ngân hàng sẽ thỏa thuận với khách hàng về thời hạn cho vay, lịch trả nợ. Vì vậy, thời gian ân hạn do khách hàng và ngân hàng tự thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc quy định thời hạn cho vay đối với khách hàng cá nhân mua/thuê/thuê mua nhà ở xã hội: trên cơ sở đề xuất của NHNN và Bộ Xây dựng, ngày 21/8/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 61/NQ-CP kéo dài thời hạn hỗ trợ lãi suất đối khách hàng vay vốn mua/thuê/thuê mua nhà ở xã hội tối đa là 15 năm thay vì 10 năm như trước đây.

4. Kiến nghị 4:“ Cử tri đề nghị NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN để phù hợp với diễn biến tình hình của nền kinh tế và của thị trường bất động sản, cụ thể:

+ Đề nghị sửa đổi khoản 5 điều 17, như sau:

"5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa như sau:

b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 50%;"...

+ Tại Khoản 30 (A6) phần II Phụ lục 2 kèm theo dự thảo Thông tư, đề nghị xếp "Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản" vào "Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 150%" như hiện nay, và quy định thời điểm có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2017 để các bên có liên quan chủ động điều chỉnh hoạt động của mình”.

Ngày 27/5/2016, Thống đốc NHNN ký ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN (Thông tư số 06) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 (Thông tư số 36) của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó:

- Khoản 17 Điều 1 Thông tư số 06 sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 17 Thông tư số 36, trong đó quy định lộ trình phù hợp để TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn. Cụ thể như sau:

“a) Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016: (i) Ngân hàng thương mại: 60%; (ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 60%; (iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 100% ; (iv) Ngân hàng Hợp tác xã: 60%;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 12 năm 2017: (i) Ngân hàng thương mại: 50%; (ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 50%; (iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 90%; (iv) Ngân hàng Hợp tác xã: 50%;

c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018: (i) Ngân hàng thương mại: 40%; (ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 40%; (iii)Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 80%; (iv) Ngân hàng Hợp tác xã: 40%”.

- Khoản 30 (A6) Phần II Phụ lục 2 Thông tư số 06 quy định lộ trình phù hợp để TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như sau:

+ Hệ số rủi ro 150% áp dụng kể từ ngày Thông tư số 06 có hiệu lực đến ngày 31/12/2016.

+ Hệ số rủi ro 200% áp dụng kể từ ngày 01/01/2017.

Các quy định của Thông tư 06/2016/TT-NHNN là phù hợp nhằm góp phần: (i) giúp các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từng bước kiểm soát rủi ro thanh khoản (giảm bớt chênh lệch kỳ hạn), không gây ra các tác động tiêu cực nhưng vẫn đảm bảo chống đỡ được những tác động tiêu cực của các yếu tố trong và ngoài nước; (ii) giúp các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thời gian để cân đối nguồn vốn, điều chỉnh hoạt động và tuân thủ đầy đủ quy định.

Trên đây là ý kiến trả lời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Tp Hồ Chí Minh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trân trọng cảm ơn và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cử tri đối với hoạt động ngân hàng./.

1 http://data.worldbank.org/indicator/FR.INR.LEND

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Quảng Bình Một phần tầng 1 Trung tâm thương mại dịch vụ Golden Dragon Plaza, Số 118A Đường Hữu Nghị. Phường Nam Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, dự kiến khai trương hoạt động 24/10/2023.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, Chi nhánh Vũng Tầu, Phòng giao dịch Châu Đức, số 89 đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự kiến khai trương hoạt động 18/10/2023.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Tây Ninh, Phòng giao dịch Hòa Thành  221Hùng Vương, khu phố 4, phường Long Hoa, Thị xã Hòa Thành, Tây Ninh dự kiến khai trương hoạt động 3/11/2023.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Quảng Trị 112A quốc lộ 9, khu phố 7, Phường 1, TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, dự kiến khai trương hoạt động 17/11/2023

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo thẩm quyền nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, không để xảy ra thiếu hụt, ngày 15/03/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1509/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện một số giải pháp trong năm 2022 như sau:

Chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (theo danh sách công bố trên website của Bộ Công Thương), nhất là các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm (danh sách công bố theo Quyết định của Bộ Công Thương) để kịp thời nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cấp tín dụng; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật.

Văn bản nêu rõ, việc xem xét, thẩm định và quyết định cấp tín dụng, tăng thêm hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nêu trên thực hiện theo cơ chế tín dụng hiện hành. Trong trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện, các NHTM kịp thời báo cáo Thống đốc NHNN để được xem xét xử lý.

Thống đốc cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các NHTM chỉ đạo sát sao trong toàn hệ thống; tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có đủ điều kiện theo quy định; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác tín dụng.