Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương
Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tháng cuối năm diễn ra vô cùng sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của 3 tháng cuối năm 2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung cả năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm ngoái.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2023 ước đạt 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 3 tháng cuối năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.662,7 nghìn tỷ đồng và tăng 7,2% so với quý trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.282,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với quý trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 177,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% và tăng 13%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 11,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,9% và tăng 65,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 191,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% và tăng 7%.
Hoạt động vận tải trong tháng khá sôi động do đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hóa phục vụ các ngày lễ, Tết. So với cùng kỳ năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 8,5% và luân chuyển hành khách tăng 15,7%; vận chuyển hàng hóa tăng 8,2% và luân chuyển hàng hóa tăng 8,6%. Riêng vận tải đường sắt tiếp tục giảm do không thuận tiện và chi phí cao hơn vận tải đường thủy.
Vận tải hành khách trong tháng ước đạt gần 431 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 2,4% so với tháng trước và luân chuyển 22,2 tỷ lượt khách/km, tăng 3,5%; quý 4/2023 ước đạt 1.272,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2022 và luân chuyển đạt 64,8 tỷ lượt khách/km, tăng 17,9%.
Về vận tải hàng hóa trong tháng ước đạt 222,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 2,4% so với tháng trước và luân chuyển 45,1 tỷ tấn/km, tăng 4%; quý 4/2023 ước đạt 656,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái và luân chuyển 131,8 tỷ tấn/km, tăng 7,9%.
Trong tổng số 12,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 11 triệu lượt người, chiếm 86,9% số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 3,3 lần năm trước; bằng đường bộ đạt 1,5 triệu lượt người, chiếm 12,1% và gấp 4 lần; bằng đường biển đạt 126,1 nghìn lượt người, chiếm 1% và gấp 40,2 lần.
Số lượt người Việt Nam xuất cảnh trong tháng 12/2023 là 352,1 nghìn lượt người, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung năm 2023, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 5 triệu lượt người, gấp 2 lần năm ngoái.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp chính là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2023. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022 và lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160 nghìn doanh nghiệp.
Trong tháng, cả nước có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 155,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 78,5 nghìn lao động, giảm 7,1% về số doanh nghiệp, tăng 1% về vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động so với tháng 11/2023. So với tháng 12/2022, tăng 23% về số doanh nghiệp, tăng 44,7% về số vốn đăng ký và tăng 8,4% về số lao động.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,7 tỷ đồng, tăng 8,7% so với tháng trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng, cả nước còn có 6.393 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh đó, còn có 58,4 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,4% so với năm 2022, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2023 lên 217,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,5% so với năm 2022. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2022, mức tăng này cải thiện hơn so với mức tăng 5,8% của 9 tháng, cho thấy trong 3 tháng cuối năm 2023 việc thực hiện các công trình, dự án đầu tư đạt kết quả cao hơn các quý đầu năm.
Trong đó, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2023 tăng 21,2% so với năm trước, phản ánh kết quả nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2023 ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước, đạt mức cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Ước tính năm 2023, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2022 gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 953,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,8% tổng vốn và tăng 14,6%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.919,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,1% và tăng 2,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 550,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,1% và tăng 5,4%.
Trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2023, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 3,77 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 3,54 tỷ USD, chiếm 17,6%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 3,41 tỷ USD, chiếm 16,9%; Nhật Bản 2,86 tỷ USD, chiếm 14,2%...
7 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI đăng ký cấp mới là Quảng Ninh; Thái Bình; Bắc Giang; Hải Phòng; Nghệ An; Bắc Ninh và Hải Dương.
Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Điện thoại: 024.38248605 - Fax: 024.38253753
Email:[email protected] – [email protected]
Các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ. tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%),
Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã thu hút khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Tính chung 11 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước.
Thu ngân sách Nhà nước 11 tháng năm 2024 ước tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2023, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp 11 tháng ước tính tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,9%).
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 30/11/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,38 tỷ USD, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 11 tăng 2,65% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,77%.
Trong tháng 11/2024, cả nước có gần 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký đạt gần 138,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 90,2 nghìn lao động, giảm 21,3% về số doanh nghiệp, giảm 9,8% về vốn đăng ký và tăng 12,0% về số lao động so với tháng 10/2024.
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Đây là lần đầu tiên Vietcombank phát hành trái phiếu xanh, là cột mốc quan trọng trong chiến lược quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp của Vietcombank. Đồng thời, sự kiện này khẳng định vai trò tiên phong của Vietcombank trong lĩnh vực tài chính bền vững cũng như hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường.
Ngành sản xuất Việt Nam tháng 11/2024 duy trì tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp nhưng ở mức khiêm tốn, với chỉ số PMI đạt 50,8 điểm, giảm nhẹ so với tháng 10. Sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng chậm, trong khi đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2023. Các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm nhân sự để giảm chi phí, khiến lượng công việc tồn đọng tăng. Dù đối mặt nhiều thách thức, các nhà sản xuất vẫn lạc quan vào triển vọng năm 2025 nhờ kế hoạch mở rộng và ra mắt sản phẩm mới.
Trong quý III/2024, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục khẳng định vị thế với lợi nhuận trước thuế gần 10.699 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.
Từ 15h ngày 28/11/2024, giá xăng RON 95 tăng lên 20.850 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 22 lần tăng giá và 26 lần giảm giá. Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng 500 đồng/lít với xăng E5 RON 92 và tăng 330 đồng trên mỗi lít xăng RON 95.
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thu nhập được miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, môi trường, khoa học và công nghệ, an sinh xã hội...
Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng giảm nhẹ từ 15h. Giá xăng RON 95-III giảm 80 đồng, xuống 20.520 đồng một lít, E5 RON 92 giảm 110 đồng, ở mức 19.340 đồng một lít. Các mặt hàng dầu (trừ mazut) cũng giảm 60-70 đồng. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel giảm 70 đồng, xuống 18.500 đồng. Dầu hỏa hạ 60 đồng, riêng mazut tăng 10 đồng một kg. Từ đầu năm đến nay, giá xăng có 22 lần tăng, 24 đợt giảm. Còn dầu tăng 20 lần, hạ 26 lần
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 1/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,43 tỷ USD, tăng 4,73% (tương ứng tăng 1,51 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 10/2024.
Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra các quy định cụ thể đối với những trường hợp tạm dừng thu phí với các trạm BOT và nghiêm cấm thực hiện hành vi gian lận tiền sử dụng đường bộ.