Cấu Trúc Đánh Giá Năng Lực Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2024

Cấu Trúc Đánh Giá Năng Lực Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2024

Chào bạn, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

Chào bạn, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

Thủ tục dự thi và cách làm bài thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội

Theo Quyết định 4627/QĐ-ĐHQGHN, thủ tục dự thi và cách làm bài thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội sẽ được thực hiện như sau:

- Thí sinh có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định và xuất trình CCCD cho cán bộ coi thi;

- Thí sinh chấp hành hiệu lệnh của điểm thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi kiểm tra và xác minh nhân thân, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị sữa chữa thông tin, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục chụp ảnh (nếu cần).

- Tư trang của thí sinh (nếu có) không thuộc danh mục vật dụng được mang vào phòng thi phải để cách xa khu vực phòng thi tối thiểu 25m. Thí sinh dự thi có trách nhiệm tự bảo quản và chịu trách nhiệm về tư trang giá trị.

Tùy theo điều kiện cơ sở hạ tầng, Hội đồng thi có thể sử dụng máy dò quét kim loại, thiết bị thu phát truyền tin kiểm tra trước khi thí sinh vào khu vực thi.

- Thí sinh làm bài thi trên máy tính thông qua tài khoản đăng nhập 1 lượt duy nhất. Tài khoản này sẽ chỉ hoạt động duy nhất trên một máy tính tại cùng một thời điểm.

- Sau khi đăng nhập, hệ thống phần mềm tổ chức thi sẽ sinh đề thi từ dữ liệu ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa theo ma trận và bản mô tả đặc tính đề thi, đảm bảo rằng mỗi thí sinh có 1 đề thi riêng.

- Bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần. Thí sinh làm lần lượt từng phần, chọn đáp án bằng cách nhấp chuột máy tính vào ô tròn trống (○), máy tính sẽ tự động ghi nhận và hiển thị thành ô tròn màu đen (●).

Đối với các câu hỏi điền đáp án: nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm (ví dụ: -1) hoặc phân số tối giản(ví dụ: -3/4); không nhập đơn vị vào ô đáp án. Thí sinh chỉ có thể làm lại câu hỏi trong cùng 1 phần.

Kết thúc thời gian làm bài hoặc nộp bài, màn hình sẽ hiển thị thông báo điểm thi trong 60 giây.

Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) vẫn gồm 3 phần nhưng một phần cho thí sinh lựa chọn 3 trong 5 môn học.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 30/5 cho biết bài thi HSA năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có nhiều lựa chọn, cách đặt câu hỏi cũng thay đổi.

Cấu trúc bài thi HSA năm 2025. Ảnh: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội

Cụ thể, phần Toán học và Xử lý số liệu là bắt buộc. Thí sinh làm 50 câu hỏi trong 75 phút. Trong đó, 35 câu hỏi dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án. Nội dung thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Phần bắt buộc thứ hai là Ngôn ngữ - Văn học với 50 câu trắc nghiệm, làm trong 60 phút. Các câu hỏi sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật,...

Ngữ liệu được lựa chọn có thể trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.

Cuối cùng là phần tự chọn. Thí sinh làm bài Khoa học, gồm 50 câu trắc nghiệm và điền đáp án, trong 60 phút. Khác với hiện tại, thí sinh được chọn 3 trong 5 lĩnh vực ở phần này, gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.

Nội dung kiến thức các lĩnh vực như sau:

Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xây dựng phần lựa chọn về Ngoại ngữ để thay thế phần Khoa học, nhằm đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt. Phần này được trường công bố sau.

Mỗi chủ đề thi còn xuất hiện câu hỏi chùm. Trong một ngữ cảnh kèm dữ liệu, đề thi sẽ có 1-3 câu hỏi để đánh giá năng lực của thí sinh, như khả năng nhận định, phân tích, đưa ra phương án giải quyết vấn đề.

Dự kiến trong tháng 8, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố đề thi tham khảo của bài thi HSA 2025.

Thí sinh dự thi HSA đợt tháng 3. Ảnh: VNU

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai kỳ thi riêng lớn nhất cả nước. Khoảng 90 trường đại học sử dụng điểm kỳ thi này để xét tuyển đầu vào.

Theo đó, cấu trúc bài thi được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, có thêm bài thi Ngoại ngữ.

Cấu trúc bài thi có 3 phần: Phần 1 gồm Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Phần 2 gồm Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Phần 3 gồm Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).

Về hình thức, bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần 3 và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, ở phần thi thứ 3, thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm).

Riêng phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần Khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.

Về câu hỏi, mỗi chủ đề thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1- 3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể là chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho.

Phần 1 (bắt buộc): Toán học và Xử lý số liệu, được làm bài trong 75 phút gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học, đo lường, thống kê và xác suất.

Phần 2 (bắt buộc): Ngôn ngữ - Văn học, được hoàn thành trong 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.

Phần 3 (tự chọn): Khoa học, được thiết kế thời gian là 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực sau:

Vật lý (Động học, Động lực học, Công, Năng lượng và công suất, Động lượng, Chuyển động tròn, Biến dạng của vật rắn, Dao động, Sóng, Điện, Từ, Vật lý nhiệt, Hạt nhân và phóng xạ, Thí nghiệm/thực hành…).

Hóa học (Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Liên kết hóa học, Năng lượng hóa học, Động hóa học, Điện hóa học, Hóa học vô cơ và các nguyên tố, Đại cương kim loại, Phức chất hóa học, Các dãy hidrocacbon, Dẫn xuất halogen – alcohol- phenol, các hợp chất carnonyl, Chất béo (ester – lipid), Carbohydrate, Hợp chất chứa dị tố nitơ, lưu huỳnh, Hợp chất polymer, Thí nghiệm/thực hành…).

Sinh học (Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, Sinh học tế bào, Vi sinh vật và virus, Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học và môi trường, Sinh học phân tử, Kiểm soát sinh học, Thí nghiệm/thực hành….).

Lịch sử (Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, Lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam…).

Địa lý (Địa lý đại cương, Địa lý kinh tế - xã hội thế giới, Địa lý Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) và một số chuyên đề thiên tai và các biện pháp phòng, chống, phát triển làng nghề…).