Du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng của Úc, tính đến năm 2017, số lượt khách du lịch quốc tế đạt 8,8 triệu lượt, tăng 7% so với năm 2016 (8,3 triệu lượt), tổng thu từ khách du lịch là 41,3 tỷ đô la, tăng 6% so với năm 2016 (39,1 tỷ đô la), năng lực vận chuyển hàng không quốc tế đạt tổng số 25,9 triệu ghế ngồi tăng 5% so với năm 2016 (24,6 triệu chỗ). Tính đến tháng 3/2018, Úc đón được 9 triệu khách du lịch quốc tế, tăng 7,7% so với năm 2017[1]. Dự kiến đến năm 2026 – 2027, số lượt khách du lịch quốc tế ước đạt 15 triệu lượt, tăng 15% so với năm 2016 – 2017, mức tăng trưởng hàng năm 5,8%, trong đó, khách Trung Quốc: 26,2 tỷ lượt; New Zealand 3,9 tỷ; Mỹ: 6,3 tỷ. Tổng thu từ chi tiêu lưu trú qua đêm của khách du lịch quốc tế là 151,4 tỷ đô la, tăng 50% so với năm 2016 – 2017, đạt mức tăng trưởng hàng năm 4.1%.[2]
Du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng của Úc, tính đến năm 2017, số lượt khách du lịch quốc tế đạt 8,8 triệu lượt, tăng 7% so với năm 2016 (8,3 triệu lượt), tổng thu từ khách du lịch là 41,3 tỷ đô la, tăng 6% so với năm 2016 (39,1 tỷ đô la), năng lực vận chuyển hàng không quốc tế đạt tổng số 25,9 triệu ghế ngồi tăng 5% so với năm 2016 (24,6 triệu chỗ). Tính đến tháng 3/2018, Úc đón được 9 triệu khách du lịch quốc tế, tăng 7,7% so với năm 2017[1]. Dự kiến đến năm 2026 – 2027, số lượt khách du lịch quốc tế ước đạt 15 triệu lượt, tăng 15% so với năm 2016 – 2017, mức tăng trưởng hàng năm 5,8%, trong đó, khách Trung Quốc: 26,2 tỷ lượt; New Zealand 3,9 tỷ; Mỹ: 6,3 tỷ. Tổng thu từ chi tiêu lưu trú qua đêm của khách du lịch quốc tế là 151,4 tỷ đô la, tăng 50% so với năm 2016 – 2017, đạt mức tăng trưởng hàng năm 4.1%.[2]
Hiện nay, Viện Đào tạo Quốc tế đã ký biên bản ghi nhớ cho phép học theo hình thức 3+1 với Đại học Middlesex (Anh).
Chương trình 3+1 là sinh viên chọn học 3 năm đầu tiên tại Học viện và 1 năm cuối tại các trường đối tác ở Anh. Các môn học đã học trong những năm đầu tại Việt Nam sẽ được phía trường đối tác công nhận kết quả. Sau khi hoàn thành khóa học tại nước ngoài, bằng Tốt nghiệp Đại học sẽ do phía trường của Anh cấp.
Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về một số cựu sinh viên tham gia khóa học chuyển tiếp tại đây:
Những sinh viên chương trình chất lượng cao học hoàn toàn 4 năm ở Học viện sẽ nhận bằng do Học viện cấp.
Đối với những bạn học chuyển tiếp 1 năm cuối tại trường đối tác ở Anh sẽ nhận bằng do trường đối tác (Middlesex University) cấp.
Sinh viên chương trình chất lượng cao không nhất thiết phải đi du học. Bạn có thể học 04 năm tại Học viện và nhận bằng do Học viện cấp.
Chi phí cho 01 năm cuối cùng tại Đại học Middlesex (Anh) vào khoảng 600 triệu đồng/năm (đã bao gồm học phí và chi phí ăn ở).
Thí sinh và phụ huynh có thể liên lạc tới Viện Đào tạo Quốc tế tại:
Địa chỉ: Văn phòng Viện Đào tạo quốc tế, Tầng 5, Tòa 6F, Học viện Chính sách và Phát triển.
ThS. Nguyễn Tuấn Sơn; Điện thoại: 090 220 8069; Email: [email protected]
Website Viện Đào tạo quốc tế: http://apd.edu.vn/vien-dao-tao-quoc-te hoặc https://www.facebook.com/CLCAPD/
THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024 *********
1. Tên trường: Học viện Chính sách và Phát triển
3. Địa chỉ: Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khu đô thị Nam An Khánh - Xã An Thượng – Huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội.
4. Website: http://apd.edu.vn/; https://dkxt.apd.edu.vn
+ http//www.facebook.com/tvtsapd/.
+ http//www.facebook.com/hocvienchinhsachphattrien/.
+ https://www.facebook.com/HocvienCSPT
6. Điện thoại: 0523.333.599 – 0523.333.588
- Zalo: 0523.333.588 - Email: [email protected]
Sáng ngày 8/6/2023, Học viện Chính sách và Phát triển đã có buổi tham quan và làm việc với Học viện Viettel (VTAca) với thành phần chính là sinh viên Khoa Kinh tế số. Đây là một cơ hội tuyệt vời sinh viên Học viện nói chung, sinh viên Khoa Kinh tế số nói riêng được trải nghiệm và hiểu rõ hơn về hoạt động đào tạo nhân sự hàng đầu Việt Nam cho Tập đoàn Viettel.
Dẫn đầu đoàn công tác đến Học viện Viettel là cô Nguyễn Thị Hạnh Vân, Phó giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cùng lãnh đạo và giảng viên Khoa Kinh tế số, Khoa Quản trị kinh doanh và Trung tâm Bồi dưỡng & Tư vấn phát triển; 70 sinh viên của khoa Kinh tế số và 10 sinh viên khoa QTKD. Tại trụ sở Học viện Viettel ở khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, đoàn cán bộ giảng viên và sinh viên của Học viện đã được sự đón tiếp rất nồng nhiệt của Thượng tá, Tiến sĩ Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện Viettel và Đại tá Dương Xuân Phượng, Bí thư đảng ủy – Phó giám đốc Học viện Viettel.
Đại tá Dương Xuân Phượng tiếp đoàn cán bộ giảng viên của Học viện
Đích thân đồng chí Đại tá, Phó giám đốc Học viện Dương Xuân Phượng đã dẫn đoàn công tác của Học viện tham quan phòng sáng tạo, thư viện, phòng học thông minh để tổ chức đào tạo trực tuyến,... Tiếp đó, đoàn cán bộ và sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển đã được đến Phòng chiếu phim để được xem những thước phim về lịch sử truyền thống, văn hóa của VTAca và được giới thiệu về những khóa học cũng như chương trình đào tạo “By day learning”, chuyển đối số trong học tập, đào tạo tại VTAca.
Một số hoạt động của đoàn CB, GV và SV tại VTAca
Tiếp đó, đoàn công tác của Học viện Chính sách và Phát triển đã có khoảng 90 phút tọa đàm, trao đổi cơ hội hợp tác với Ban giám đốc Học viện Viettel. Tại đây, TS. Bùi Quang Tuyến và các thành viên trong đoàn công tác của Học viện Chính sách và Phát triển đã thống nhất được một số vấn đề hợp tác giữa hai đơn vị như sau:
Lãnh đạo 2 đơn vị trao đổi các cơ hội hợp tác
Chuyến công tác của đoàn cán bộ và sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển khép lại bằng những hình ảnh tốt đẹp khi lãnh đạo hai đơn vị trao cho nhau những món quà kỷ niệm để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Tập đoàn Viettel, giữa Học viện Chính sách và Phát triển với Học viện Viettel.
Lãnh đạo 2 đơn vị tặng quà kỷ niệm cho nhau
Ảnh: Trung tâm Thông tin, Thư viện & Truyền thông APD
THÔNG BÁO XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY ĐỢT 1 NĂM 2024
Học viện Chính sách và Phát triển thông báo xét tuyển đại học hệ chính quy đợt 1 năm 2024 với 13 ngành, 08 phương thức xét tuyển. (Xin đọc chi tiết tại đây)
Thời gian nhận hồ sơ đối với phương thức HCP01, HCP02, HCP03, HCPDGNL, HCPDGTD, HCP06): 15/3 - 15/06/2024
Thời gian nhận hồ sơ đối với phương thức HCP07: 01/5 – 15/06/2024
Hình thức đăng kí xét tuyển và hồ sơ xét tuyển:
- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến tại địa chỉ:
http://dkxt.apd.edu.vn, làm theo hướng dẫn và upload lên hệ thống bản chụp các giấy
+ Ảnh chụp Học bạ THPT (bản gốc hoặc bản sao công chứng);
+ Ảnh chụp giấy chứng nhận, giấy tờ có liên quan đến đối tượng xét tuyển
(chứng chỉ Tiếng Anh, chứng chỉ năng lực quốc tế, kết quả các bài thi đánh giá
năng lực, kết quả bài thi đánh giá tư duy, giải thưởng thi HSG...);
+ Ảnh chụp các giấy tờ có liên quan đến đối tượng ưu tiên (nếu có).
Mọi thắc mắc về các vấn đề tuyển sinh sẽ được giải đáp tại group chính thức, các bậc phụ huynh và các bạn thí sinh hãy tham gia vào nhóm để có thể cập nhật các thông tin nhanh nhất.
Link group FB: https://www.facebook.com/share/DiEwGHqibNbS2YZP/?mibextid=K35XfP
Link group Zalo: https://zalo.me/g/pwekij772
Xem chi tiết thông báo tuyển sinh 2024 tại: http://apd.edu.vn/.../ass.../A3uPmczLNUf9/content/id/1879042
Kính mời quý phụ huynh, sinh viên học sinh quan tâm theo dõi!
Fanpage khoa KTQT : https://www.facebook.com/kinhtequocte.apd
Phòng 1002, Tầng 10, Tòa nhà hiệu bộ
Học viện Chính sách và Phát triển, KĐT Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
Học viện Chính sách và Phát triển (tiếng Anh: Academy of Policy and Development - APD) là trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.[1]
Học viện có trụ sở tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội và phân viện tại tỉnh Bắc Ninh.
Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 4 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, là học viện công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Về tổ chức, Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ chi phí chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Là cơ sở đào tạo sau Đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý, Học viện Chính sách và Phát triển định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô. Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 03 ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng. Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của Học viện bao gồm Nhà giáo ưu tú, các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ được đào tạo tại các trường Đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài. Để nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo, Học viện đã mời các chuyên gia từ các Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, giảng viên từ các Trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sơ vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu được trang bị đầy đủ và hiện đại.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học, thạc sỹ, tiến sỹ về chính sách công kinh tế và quản lý, có tư duy năng động sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong nước và quốc tế, nghiên cứu bồi dưỡng tư vấn và phản biện chính sách.[2]
Đến năm 2020, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu, đạt các chuẩn quốc gia về chất lượng, nằm trong nhóm các trường đại học có uy tín thuộc khối ngành kinh tế và quản lý ở Việt Nam[2].
Đến năm 2030, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu về kinh tế và quản lý ở Việt Nam, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á; trở thành trung tâm nghiên cứu có uy tín trong nước và trong khu vực[2].
"Chất lượng, Phát triển bền vững và Hội nhập quốc tế".[2]
Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 03 ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng.
Hiện tại, Học viện có 10 ngành và 19 chuyên ngành đào tạo hệ đại trà:
Có 2 ngành và 3 chuyên ngành đào tạo chuẩn quốc tế:
Với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, học liệu và những điều kiện vật chất, thiết bị khác đảm bảo chất lượng sẽ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về môi trường học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của giảng viên và sinh viên.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, Học viện đang triển khai nhiều chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Đại học Indiana, Đại học Purdure, Đại học Portland, Đại học tổng hợp bang California (Hoa Kỳ), Đại học Middlesex, Đại học Loughborough, Học viện Ngoại giao London (Vương quốc Anh); Đại học Quốc tế Nhật Bản - IUJ, Viện Nghiên cứu chính sách công GRIPS (Nhật Bản); Đại học Nantes, Đại học Rennes 1; Đại học Rouen, Đại học Pantheon – Sorbonne, Trường ENA (Pháp); Đại học Southern Cross (Úc); Đại học tổng hợp Rome 2 (Ý), Học viện Anh ngữ EV (Philippines); Đại học Lausanse (Thụy Sỹ); Đại học Messi (Nga), Đại học UTA (Phần Lan); Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc); Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore)…các tổ chức quốc tế như: KOICA, USAID, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới,…