Concept Art là gì? Học Concept Art có phải chỉ để vẽ nhân vật? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu thêm rất nhiều về lĩnh vực thú vị này.
Concept Art là gì? Học Concept Art có phải chỉ để vẽ nhân vật? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu thêm rất nhiều về lĩnh vực thú vị này.
1- Tìm hiểu về cách phối màu tương phản và áp dụng vào khối hình vẽ cơ bản
2- Tìm hiểu về cách phối màu tương tự và áp dụng vào khối hình vẽ cơ bản
3- Tìm hiểu về cách phối màu tam giác và áp dụng vào khối hình vẽ cơ bản
4- Tìm hiểu về cách phối màu đối xứng-bổ sung và áp dụng vào khối hình vẽ cơ bản
5- Tìm hiểu về cách phối màu chữ nhật và áp dụng vào khối hình vẽ cơ bản
6- Tìm hiểu về cách phối màu vuông và áp dụng vào khối hình vẽ cơ bản
8- Ký họa dáng ngươi và đi lại nét
9- Phác thảo bóng đen của nhân vật
10- Dựa trên bóng đen của nhân vật lên chi tiết và nét
11- Phác thảo bóng đen của quái vật
12- Dựa trên bóng đen của quái vật lên chi tiết và nét
13- Hương dẫn quy trình lên concept art cho nhân vật : tìm hiểu – phác thảo – vẽ chi tiết
Nhận thấy tiềm năng lớn của Concept Art, Master Media rất chú trọng đào tạo các nội dung về lĩnh vực này trong chương trình học. Trước tiên, các học viên sẽ được giảng kỹ về các quy tắc sáng tạo nhân vật. Nắm bắt những quy tắc này giúp các bạn phát huy khả năng sáng tạo nhưng không đi quá đà, tránh tình trạng khiến tác phẩm rườm rà hay thiếu sự thống nhất.
Qua nhiều buổi học, các học viên đều cho thấy sự tiến bộ rõ rệt. Mỗi cá nhân đều thể hiện những thế mạnh riêng qua từng sản phẩm Concept Art.
Một concept art thành công phải tải qua nhiều quá trình phức tạp. Nếu bạn đang muốn thành công trong lĩnh vực này thì đừng vội bỏ qua những chia sẻ hữu ích dưới đây nhé.
Tất cả bối cảnh, nhân vật, cảnh vật trong một cốt truyện phải có tính tương thích. Nếu bạn bám sát cốt truyện thì bạn sẽ thấy được tính liên kết của các yếu tố này. Mục đích của bộ phim hay game là truyền tải được thông điệp, nội dung đến người xem. Khiến người xem nhập tâm vào sản phẩm của mình. Do đó bắt buộc bạn phải bám sát cốt truyện để làm cho concept art của bạn thành công nhất.
Khi xem phim hay chơi game, người xem thường bị cuốn hút vào nội dung cốt truyện. Vì vậy, nội dung càng rõ ràng, logic, mạch lạc thì người xem càng dễ hiểu và thích thú. Trong concept art là gì tính logic được thể hiện qua sự nhất quán trong thiết kế.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi một câu chuyện dài mà không hề để lại ấn tượng cho người đọc. Trong làm phim cũng vậy, một bộ phim nhất định phải có điểm nhấn rõ ràng. Điều này càng thu hút người xem trong tổng thể bố cục của concept. Người thiết kế cần tạo điểm nhấn chủ đạo để sản phẩm tăng thêm chất lượng.
Portfolio chính là “người đại diện” thay mặt bạn nói chuyện với khách hàng, do đó hãy thể hiện cho họ thấy rằng: "Đây là lĩnh vực tôi làm tốt và tôi có thể mang đến những sản phẩm với chất lượng thế này một cách ổn định”. Một portfolio tốt sẽ phát huy điểm mạnh của bạn và hạ thấp điểm yếu của bạn. Nó nên chứa những chủ đề và phong cách mà bạn làm tốt, đồng thời các hình ảnh đều phải có chất lượng vượt trội. Tạo một trang web, đăng portfolio của bạn trực tuyến và bắt đầu săn việc thôi.
Trước hết hãy nghiên cứu kỹ càng và chắc chắn rằng bạn muốn cống hiến cho con đường này. Đến trường nghệ thuật và học tập để trở thành một nghệ sĩ cũng giống như học bất kỳ ngành nghề nào khác.
Ở Việt Nam Concept Artist vẫn còn là một ngành còn khá mới ở Việt Nam vì những sản phẩm đòi hỏi ở ngành nghề này vẫn chưa phát triển rộng hoặc mới trong giai đoạn chớm nở. Các concept artist ở Việt Nam hầu như mới chỉ đang hoạt động trong lĩnh vực game, do đó cơ hội của bạn với ngành này là rất hứa hẹn.
Một khi bạn chắc chắn mình đang đi đúng hướng, hãy thiết lập một mục tiêu cho chính mình. Ví dụ như: Tôi muốn trở thành Concept artist tại studio Blizzard, và tôi sẽ tạo ra các nhân vật nổi tiếng như trong Starcraft hay Warcraft chẳng hạn. Không ai đánh thuế ước mơ, nên hãy để công việc mơ ước là mục tiêu mà bạn khao khát hướng tới.
Mỗi nghệ sĩ có sở trường vẽ riêng. Nếu bạn thích vẽ nhân vật, thì rất có thể bạn sẽ muốn theo đuổi nó một cách chuyên nghiệp. Dành một chút thời gian để đánh giá điểm mạnh và yếu của bản thân (Hãy hỏi một giáo viên đáng tin cậy để được tư vấn nếu bạn không chắc chắn). Được nghe những phản hồi trực tiếp từ những người có kinh nghiệm sẽ phần nào giúp bạn hiểu về các lĩnh vực mà bạn sẽ cần cải thiện.
1- Sáng tạo nhân vật từ loài côn trùng
2- Sáng tạo nhân vật từ loài thú ăn thịt
3- Sáng tạo nhân vật từ loài ăn cỏ
4- Sáng tạo nhân vật từ loài thằn lằn, rồng
5- Sáng tạo nhân vật từ loài cá
6- Sáng tạo nhân vật từ máy móc
Hiện tại MMA đang đào tạo 3 chuyên ngành chính đó là Art & Graphic Design, 3D Games & Animation, Digital Film & Motion Graphic.
Ngoài ra, để biết nhiều hơn những thông tin về MMA và cập nhật thêm đa dạng kiến thức các bạn có thể theo dõi qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastermedia.vn
Cách 1: Đăng ký qua địa chỉ: ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY
Cách 2: Đăng ký trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh Master Media Academy:
Tầng L, Tòa nhà Platinum Residences, Số 6 Nguyễn Công Hoan, Quận Ba Đình, Hà Nội
Cách 3: Đăng ký qua tổng đài: (024) 3202 3366 hoặc hotline: 098 600 7030
Facebook: www.facebook.com/mastermediaacademy/
Trong ngành công nghiệp giải trí, concept art là loại hình nghệ thuật được sử dụng để phát triển hình ảnh cho các dự án giải trí. Dự án này có thể là trò chơi điện tử, phim ảnh, phim hoạt hình hoặc series dài tập, board game, v.v ...
Concept Art là một dạng minh họa ý tưởng, yêu cầu của một bản vẽ concept về hình dáng, tính cách, tâm trạng nhân vật trong một trò chơi điện tử, bộ phim... Tuy nhiên nó chỉ dừng ở mức cho người xem có khái niệm về ý tưởng và thông tin chung của bản thiết kế mà thôi.
Concept Art bao gồm 2 thành phần chính: “Concept” là các ý tưởng hoặc câu chuyện về chủ đề cụ thể liên quan tới nội dung kịch bản. Và “art” là cách diễn tả “concept” bằng những thiết kế thẩm mỹ và hướng đến mục tiêu đối tượng của quy trình sản xuất.
Concept art tập trung vào việc thiết kế nhân vật, môi trường, đạo cụ, vũ khí, các khía cạnh và yếu tố khác của dự án.
Concept art đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất phim ảnh, trò chơi điện tử. Nằm trong giai đoạn tiền sản xuất, concept art truyền tải ý tưởng của biên kịch thành những bản vẽ từ cơ bản cho đến hoàn chỉnh. Nhờ vậy, người ta sẽ có được những thiết kế ban đầu của sản phẩm để bắt đầu thực hiện các quá trình tiếp theo.
Environment design tập trung vào việc tạo ra các cảnh quan hoặc hoạt cảnh, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, hành động của nhân vật. Nghệ sĩ chuyên nghiệp ở thể loại này sẽ có con mắt nhạy bén và sắc sảo về bố cục, phối cảnh và thiết kế kiến trúc. Các nghệ sĩ sẽ chịu trách nhiệm trong việc truyền tải và phản ánh cảm xúc, bầu không khí trong các thiết kế cuối cùng.
Sử dụng phần mềm 3D thành thạo là đòi hỏi bắt buộc với các concept artist trong lĩnh vực thiết kế này.
Character design tập trung vào việc tạo ra các nhân vật hấp dẫn và sinh động cho dự án. Concept artist kỳ cựu trong mảng character design sẽ tạo ra những bộ trang phục, phụ kiện vô cùng tuyệt vời. Bên cạnh đó, họ là những người nắm rõ về giải phẫu con người - động vật và phối cảnh. Kiến thức sâu sắc về giải phẫu cho phép người nghệ sĩ tạo ra những sinh vật có sức thuyết phục dù chúng không hề tồn tại trong thế giới thực. Dựa trên các quy tắc, tỷ lệ sinh vật trong tự nhiên và sức sáng tạo vô hạn của bản thân, hàng loạt những nhân vật “nổi tiếng” đã ra đời như Minion, Simpson Family, Elsa...
Concept art này tập trung vào việc thiết kế các vật thể, công cụ và vũ khí được trang bị và sử dụng bởi những nhân vật sinh sống trong thế giới mà các artist tạo nên. Giống như lĩnh vực Environment design, để thiết kế các vật phẩm này, concept artist đôi khi sẽ sử dụng phần mềm 3D.
Các nghệ sỹ chuyên nghiệp trong thể loại này là những người đã quen thuộc với các quá trình sáng tạo được sử dụng trong thiết kế công nghiệp. Hiểu nôm na, có thể coi đây là một loại hình thiết kế sản phẩm.
Giống với thiết kế vũ khí và tài sản, việc thiết kế các phương tiện cũng đòi hỏi người nghệ sỹ có hiểu biết nhất định với các công cụ, quy trình được sử dụng trong thiết kế xe hơi hoặc máy bay. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp giải trí, chúng ta không cần bám sát thực tiễn 100%.Thông thường, các concept artist tham gia vào các dự án games hoặc phim ảnh sẽ thiết kế những thứ như tàu vũ trụ, ô tô bay… với các chức năng chưa từng thấy trong đời thực.
Concept art và Illustration art không giống nhau. Mặc dù chất lượng và kỹ thuật của hai thể loại này có nhiều điểm tương đồng và có quan hệ gần gũi với nhau, nhưng chúng có một điểm khác biệt nổi bật. Đó là ở từ 'concept'.
Mục đích của concept artist là nhanh chóng khám phá ý tưởng và truyền đạt chúng một cách hiệu quả nhất có thể. Trong khi vai trò của họa sĩ minh họa là tạo ra tác phẩm nghệ thuật có giàu cảm xúc và hình ảnh.
Khi bạn muốn tạo hoặc khái niệm hóa các nhân vật chưa hề tồn tại, từ vẻ ngoài, trang phục, bối cảnh, môi trường, kiến trúc, sản phẩm hoặc máy móc.. bạn cần một concept artist. Đây sẽ là người chuyên vẽ các đồ vật như quần áo, xe cộ, đồ chơi hoặc vũ khí, sau đó được sử dụng trong các game, phim ảnh giải trí..vv...
Concept Art cho Harry Potter và Bảo bối Tử thần: phần 1
Còn với illustration (minh họa), bạn sử dụng minh họa khi muốn truyền đạt một thông điệp, một câu chuyện hoặc một ý tưởng trọng tâm bằng các thiết kế hoặc tranh ảnh hấp dẫn, để gợi lên một phản ứng cảm xúc với một đối tượng mục tiêu nào đó.
Ví dụ: Hình minh họa được in trên poster cho phim hoặc trên áo phông, trên bìa đĩa CD hoặc sách hoặc trên thiệp chúc mừng
Trong phần 1 chúng đã cùng tìm hiểu về các khái niệm và phân loại Concept art, phần 2 cũng ColorME đi sâu hơn vào quy trình tạo Concep Art và làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp của một Concept Artist nhé!
Công việc của một Concept artist chỉ bắt đầu khi họ có trong tay một bản brief, bao gồm các chi tiết và thông tin về “asset” mà đạo diễn muốn xây dựng. Như đã đề cập trong bài trước, asset này có thể là bất cứ thứ gì, từ một chiếc xe đến một nhân vật hoặc một đạo cụ cảnh quan. Trừ những asset đã có sẵn trong đời thực hoặc nghệ sĩ 3D đã có nhiều thông tin hình ảnh để làm việc, còn không Concept artist sẽ là người chịu trách nhiệm các khía cạnh visual của asset. Trong các dự án phim hoạt hình hoặc hoạt họa chuyển động, mọi thứ hầu hết được thiết kế bởi Concept artist.
Sau khi Concept artist biết các đặc điểm của asset, anh ta sẽ bắt đầu làm thumbnail. Thumbnail là hình vẽ nhỏ đơn giản mà Concept artist sử dụng để xác định hình dạng chung của asset. Mỗi thumbnail không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện, do đó anh ta có thể tạo ra rất nhiều thiết kế khác nhau để đưa cho Director xem. Giai đoạn này, Concept artist có thể tạo đến 50 thumbnail hoặc nhiều hơn thế là chuyện bình thường.
Khi Director và Concept artist tìm ra thiết kế mà họ ưng ý, tiếp theo là lúc xác định rõ hơn các khía cạnh của asset. Nếu chúng ta tạo một nhân vật, giai đoạn này sẽ vẽ và xác định các chi tiết trên khuôn mặt, quần áo, v.v ... Ngay cả khi chúng ta mới có ý tưởng chung chung từ brief và thumbnail thôi, thì các Concept artist cũng vẫn sẽ phát triển một số bản phác thảo hoặc bức tranh sơ bộ với các tùy chọn về trang phục, dáng điệu và các yếu tố khác của nhân vật.
Tất cả các tùy chọn thiết kế trước đó sẽ được xem xét và quyết định bởi Director và Concept artist. Các điều chỉnh, thay đổi sẽ được áp dụng nếu cần thiết. Sau khi thiết kế cuối cùng được dựng lên, Concept artist sẽ kết hợp màu sắc cho thiết kế
Một lần nữa, Director và Concept artist sẽ xem xét các lựa chọn này và chọn asset có phong cách và yêu cầu đúng nhất với bản brief miêu tả ban đầu.
Ở giai đoạn này, công việc của Concept artist là render và xác định rõ các đặc điểm chính của tài sản. Việc tạo ra một bản render rõ ràng, dễ hiểu là điều vô cùng cần thiết, vì vậy nghệ sĩ phụ trách tạo asset cuối cùng cần có hiểu biết sâu sắc về trò chơi hoặc bộ phim, mới có thể tạo asset đúng với concept phim hoặc game.
(TN: Render là việc tạo một hình ảnh từ một mô hình thành một cảnh phim hoặc hình ảnh nào đó bằng cách sử dụng phần mềm máy tính)
Trong giai đoạn này, các Concept artist thường tạo ra các shot cận cảnh của asset (phía trước, đằng sau, bên cạnh…). Điều này sẽ giúp ích cho các cộng sự của anh ta, ví dụ như với các nghệ sĩ 3D - họ có thể cần mô hình hóa chi tiết asset.
Đây là quy trình mà một concept artist thường làm trong quá trình tạo Concept art. Nó có thể sẽ có ít nhiều thay đổi tùy theo lĩnh vực (ví dụ: từ games sang phim) hoặc tùy theo phong cách của mỗi hãng phim. Nhưng nhìn chung, quy trình trên đây là 5 giai đoạn cơ bản để tạo concept art.