GN - Bác Tư của tôi không uống rượu, nhưng mỗi khi có bạn bè đến nhà chơi thì ông mua rượu về thết đãi bạn bè. Ông là người rất hiếu khách, coi trọng tình bằng hữu và cũng ham vui. Bạn bè đến ăn nhậu, ca hát, ngủ nghỉ tự nhiên như ở nhà mình, bác tôi không câu nệ, chấp nhất, vì thế ai cũng quý mến ông.
GN - Bác Tư của tôi không uống rượu, nhưng mỗi khi có bạn bè đến nhà chơi thì ông mua rượu về thết đãi bạn bè. Ông là người rất hiếu khách, coi trọng tình bằng hữu và cũng ham vui. Bạn bè đến ăn nhậu, ca hát, ngủ nghỉ tự nhiên như ở nhà mình, bác tôi không câu nệ, chấp nhất, vì thế ai cũng quý mến ông.
"Đây là một tội ác có tổ chức bài bản vô cùng nghiêm trọng. Con người bị ngã giá và bán đi như hàng hóa. Chúng tôi luôn tìm thấy dấu vết về sự kết nối giữa một số tiệm làm móng và những nhóm đưa người nhập cư lậu trái phép. Và những tổ chức này luôn có kẻ đứng sau điều hành cũng như rót tiền", Kevin Hyland, Ủy viên độc lập chống buôn người của nước Anh, nhận định. Đây là chức vụ lần đầu tiên được Bộ Nội vụ Anh thành lập năm 2014 để giải quyết vấn nạn buôn người ở Anh.
Trong báo cáo của ông Hyland, một nạn nhân người Việt mà nhóm điều tra tiếp cận cho biết người này bị ép làm việc suốt cả tuần mà không được nghỉ ngày nào, làm việc từ sáng sớm cho đến khoảng 7h tối nhưng chỉ được trả công 30 bảng/tuần.
Một trường hợp khác, được xác định là trẻ vị thành niên, chia sẻ về hành trình trở thành nạn nhân của đường dây buôn người quốc tế trước khi bị đẩy vào làm việc ở tiệm nail tại Anh.
"Tôi vốn là trẻ mồ côi nên ở với bà từ nhỏ. Sau khi bà mất thì tôi không còn người thân nào cả. Tình cờ một người trong làng rủ tôi đi làm ăn, rồi anh ấy sắp xếp để tôi đến Nga làm nghề may. Ở Nga làm việc vất vả một thời gian, tôi bị đưa sang Anh", nạn nhân khai báo với nhà điều tra sau khi cô được giải cứu.
Tại Anh, cô vẫn bị nhốt kín trong nhà và không cho ra ngoài, nhưng lần này được dạy thêm về nghề làm móng. Sau quá trình học việc, cô được đưa đến một salon để làm việc. Không chỉ bị áp thời gian làm việc quá nhiều và thu nhập rẻ bèo, cô còn không được giữ tiền thù lao mà phải đưa hết cho những người giám sát. Hết ngày làm việc, chúng lại đưa cô trở về nhà ở tập thể và khóa trái cửa không cho ra ngoài.
"Tôi từng nghĩ rằng tất cả những người trong tiệm nail đều cùng một đường dây với nhau, nên tôi không dám hé lời với ai điều gì vì tôi sợ bị đánh dằn mặt", nạn nhân trình bày với nhà điều tra Anh.
Một số nạn nhân khác còn bị ép buộc bán dâm sau những giờ làm ở tiệm nail.
"Hai cô bé ở chung với tôi còn rất trẻ, khoảng 16 hay 17 tuổi gì đấy. Khi mới đến Anh, các em được đưa đến tiệm nail để làm việc. Nhưng rồi bọn canh gác bảo rằng nếu chỉ làm như vậy thôi thì không đủ để trả nợ đúng hạn. Thế là chúng ép các em bán dâm. Do các em trẻ hơn nên bị bắt phải tiếp khách nhiều hơn chúng tôi. Tôi chỉ biết các em là đồng hương chứ cũng không biết là quê ở đâu", một nạn nhân khai với nhà điều tra Anh.
Hồi tháng 3/2017, một đoàn công tác liên ngành của Anh đã đến kiểm tra tình hình một cửa tiệm nail tại thành phố Bath. Những phát hiện của đoàn dẫn đến việc chính quyền Anh truy tố Thu Huong Nguyen (48 tuổi), người chủ người Việt của tiệm, vì các tội như giam giữ người trái phép với mục đích bóc lột lao động với 4 nhân viên là nữ giới.
Bị cáo Nguyen còn bị buộc tội sử dụng tài sản và tiền bất chính. Ba đồng phạm của bà này là Viet Hoang Nguyen (29 tuổi), Giang Huong Tran (23 tuổi) và Hoang Anh Nguyen (32 tuổi) hiện được cho tại ngoại chờ đến phiên xét xử lần sau.
Theo tờ Somerset Live, ngay sau vụ việc, cảnh sát đã mở rộng phạm vi điều tra và tiến hành nhiều vụ bắt giữ khác ở các thành phố như Staffordshire, Cheltenham và London.
Báo cáo của ông Hyland thừa nhận, tình trạng bóc lột lao động trong các tiệm nail vẫn tồn tại là do ngành này chưa có sự quản lý chính thức từ chính phủ Anh. Các quy tắc hành nghề do những hiệp hội ban hành chỉ được áp dụng trên cơ sở tự nguyện.
Tại Mỹ, chính quyền New York đã ban hành hàng loạt biện pháp để bảo đảm nhân viên các tiệm nail không bị bóc lột và nhận được lương tối thiểu. Những chủ cửa tiệm cũng được yêu cầu phải trưng biển quyền lợi của người lao động bằng nhiều ngôn ngữ. Đây là các cách làm mà ông Hyland khuyến nghị nước Anh nên học hỏi để quản lý ngành nghề đang có nhu cầu cao ở xứ sở sương mù.
Ông Hyland cũng kêu gọi khách hàng của các tiệm nail trở thành đầu mối thông tin và hợp tác với cảnh sát. "Hãy cảnh giác liệu nhân viên đang làm móng cho bạn có quá trẻ không, mức giá có quá rẻ không, nhân viên được thay thế thường xuyên không, thái độ đối xử của chủ tiệm với nhân viên như thế nào, cơ sở vật chất ra sao? Nếu phát hiện dấu hiệu khả nghi, xin hãy liên hệ ngay với cảnh sát hoặc những đường dây ngăn chặn tình trạng 'nô lệ thời hiện đại'".
Trên một con phố ngổn ngang ở thủ đô Phnom Penh, âm thanh mũi khoan cơ khí từ một đại lý ô tô cao cấp Kim Srin Auto vang vọng giữa những chiếc xe bóng loáng, dội lên mái tôn, và hắt inh ỏi ra bên ngoài.
Nhân viên tư vấn bán hàng chán nản, đôi mắt mệt mỏi gần như không rời mắt khỏi sàn nhà khi gượng trả lời câu hỏi quen thuộc về những mẫu xe mới về đại lý. Đa phần xe trưng bày ở đây mang thương hiệu Land Rover Range Rover phiên bản 2018 và 2019, được phủ kín dưới lớp decal và nilon mỏng nhằm giữ chúng luôn sạch sẽ.
Nhân viên bán hàng ở đây giới thiệu theo những gì họ nhớ, Range Rover mới có giá từ 195.000 - 250.000 USD, còn BMW có giá khoảng 130.000 USD. Đây có vẻ là một mức giá ưu đãi, khi đại lý chính hãng tại Campuchia bán một chiếc Range Rover tương tự với giá từ 255.000 USD. Chưa kể đến việc, ở đại lý nhập khẩu tư nhân, bạn còn có thể trả giá, điều không thể làm với đại lý chính hãng.
Nhưng, một loạt câu hỏi xung quanh nguồn gốc chiếc xe dường như khiến nhân viên tư vấn bán hàng ấp úng. Khi được hỏi, họ nói rằng, họ không có quyền truy cập vào lịch sử nhập khẩu của những chiếc xe này. Trong khi bạn có thể hỏi điều đó khi bước vào một đại lý chính hãng. Khi hỏi tiếp, thì họ cũng không cho biết đơn vị đưa nào đã đưa xe về. Người mua cũng không thể liên lạc với bất cứ ai để kiểm tra nguồn gốc một chiếc xe nhập khẩu tư nhân. Khách hàng chỉ có 2 lựa chọn: mua hoặc không.
Dọc con phố, tại một đại lý mang tên Auto Shop V99, nhân viên bán hàng ở đây khăng khăng rằng, họ không bán xe mới, mà thay vào đó là những chiếc xe cũ, hoặc chạy lướt. Nhưng cách đây không lâu, trên diễn đàn trực tuyến Khmer24, đại lý này chào bán một chiếc Range Rover "hoàn toàn mới". Nhiều đánh giá và bình luận của người dùng cũng thường xuyên đề cập đến loạt xe mới được bày bán ở đại lý này.
Có vẻ ai đó đã không trung thực, và họ có lý do "chính đáng". Nhiều mẫu xe mới được tuồn vào quốc gia này một cách bất hợp pháp, và bày bán công khai tại Campuchia với mức giá thấp hơn nhiều so với bất kỳ mẫu xe tương tự nào do các đại lý chính hãng phân phối. Những mẫu xe trôi nổi thế này không phải chịu mức thuế phí khủng lồ mà Campuchia đang áp trên xe mới, chiếm khoảng 138% giá bán đến tay người tiêu dùng.
Tại đại lý Kim Srun Auto, không khó để bắt gặp CEO của một công ty lớn đang đứng ngắm nghía những chiếc xe đắt tiền. Những đại lý thế này tồn tại ngoài vòng pháp luật, và việc giới thượng lưu ở Campuchia thường xuyên lui đến đây không phải chuyện quá xa lạ.
"Bạn sẽ không muốn đến những đại lý đó và chõ mũi vào chuyện làm ăn của họ", một người có chuyên môn về ngành ô tô chia sẻ nặc danh với Southeast Asia Globe. "Có thế lực vô cùng quyền lực đứng đằng sau những đại lý như vậy, và tốt nhất là nên tránh xa".
Campuchia là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á vẫn cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, chiếm khoảng 80% số ô tô bán ra tại Campuchia. Ở biên giới, mỗi chiếc xe nhập khẩu không chính ngạch được hưởng mức thuế phí rất thấp dựa trên độ tuổi của chúng, với mức thuế giảm dần theo số năm tuổi. Xe có tuổi đời càng sâu, thuế càng thấp.
Theo Uỷ ban Thương mại của Phòng Thương mại châu Âu và các thành viên của Liên đoàn Công nghiệp Ô tô Campuchia (CAIF), những nhà nhập khẩu ô tô chính hãng của nước này liên tục gửi khiếu nại về sự tồn tại và phát triển của thị trường ô tô đã qua sử dụng.
Lý lẽ đầu tiên chống lại các đại lý nhập khẩu tư nhân là vấn đề an toàn. Xe đã qua sử dụng tuồn vào dưới sự giám sát vô cùng lỏng lẻo. Nhờ thế, những chiếc xe bị hỏng, không còn đảm bảo an toàn được đưa vào Campuchia thông qua đường biển trở nên rất phổ biến.
Theo ước tính chính thức từ Cục Hải quan, có trên dưới 6.000 ô tô đã qua sử dụng được đưa vào nước này mỗi tháng. Đa phần trong số đó đến từ Mỹ, quốc gia mà sản phẩm xuất khẩu chính vào thị trường Campuchia là ô tô, từ mới đến cũ. Thậm chí, một trong số đó là xe "hoàn lương" sau những vụ tai nạn khủng khiếp trước đó.
Chỉ riêng năm 2017, Mỹ xuất khẩu hơn 29.000 ô tô sang Campuchia, tức hơn một nửa tổng lượng ô tô bán ra trên thị trường. Những chiếc xe này, trong nhiều trường hợp, có thể đã bị ngập nước bởi những trận lũ, thậm chí là chìm theo những vụ đắm tàu, nhưng được các công ty bảo hiểm tân trang, xoá sạch dấu vết, và bán cho những nhà nhập khẩu tại những cuộc đấu giá ở Mỹ. Nhiều người trong ngành cho biết, mỗi năm, cứ hễ sau một trận lũ lớn ở Bắc Mỹ, số lượng tàu đưa ô tô vào Campuchia tăng vọt. Những chiếc xe bị ngập nước sẽ đi trên một chuyến tàu từ Bắc Mỹ, và dừng chân ở một đại lý nhập khẩu tư nhân nào đó ở Campuchia.
Tựa lưng vào một chiếc ghế bành sang trọng trong cửa hàng StarBucks ở Phnom Penh sầm uất, Rami Sharaf, Phó Chủ tịch Cấp cao của Tập đoàn Hoàng Gia, tập đoàn lớn và đa dạng nhất Campuchia, vứt gói đường lên bàn và nói, mặc cho tiếng máy xay cà phê ù ù kế bên.
"Tôi đã từng có mặt trong những buổi họp, gặp nhiều người hoạt động trong ngành nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, và nó khiến tôi rùng mình, bởi vì nhiều lúc, tôi bắt gặp những chiếc xe hư hỏng rất nặng nề", ông nói. "Có những chiếc bị cưa làm đôi rồi hàn lại với nhau, có chiếc gần như bị cong hoàn toàn sau tai nạn, có chiếc thì được ghép lại từ những bộ phận hay phụ tùng từ những chiếc xe hỏng khác, rồi được bán lại dưới danh nghĩa xe mới".
"Tại sao Campuchia lại là cái thùng rác của ASEAN?", ông chỉ tay vào chiếc SUV to lớn đầu bên đường.
Cùng ngồi trên chiếc ghế bành, Peter Brongers, Chủ tịch CAIF, trước đây từng là CEO của BMW thuộc Tập đoàn Hoàng Gia, gật đầu đồng ý. Brongers đặc biệt lo lắng về tiềm năng của thị trường Campuchia, trước khi tập đoàn này quyết định bán lại quyền phân phối BMW không lợi nhuận cho tập đoàn HGB.
Vẫn đóng vai trò là người đứng đầu CAIF, mặc dù không còn đại diện cho một thương hiệu xe hơi, Brongers biết rất rõ các hãng xe đang phải đối mặt với những vấn nạn khó khăn như thế nào.
"Những vấn đề về môi trường tạo ra nhiều cuộc tranh cãi", ông nói và gõ gõ tay vào thành ghế. Nhiều ô tô cũ sử dụng động cơ ngốn nhiều nhiên liệu không chỉ ô nhiễm môi trường, gây hại cho đất nước, mà còn không phù hợp với chất lượng đường bộ và nhiên liệu ở Campuchia".
"Có lần, một vị Bộ trưởng nhập một chiếc BMW 6-Series không theo lời khuyên của tôi", Brongers kể. "Và một năm sau, ông ta phải thay toàn bộ động cơ của chiếc xe chỉ vì nhiên liệu ở Campuchia không phù hợp, và đã phá hỏng khối động cơ".
Brongers chia sẻ thêm rằng, hàng ngàn chiếc Prius Hybrid được đưa vào Campuchia, nhưng quốc gia vẫn chưa có một dự án nhà máy chế biến và xử lý pin, đồng nghĩa với việc, mỗi viên pin thải ra và phân huỷ, thối rữa ở những bãi chôn lấp rải rác khắp Campuchia.
Nhưng việc những chiếc xe cũ thải ra khói độc hại, hay một trong số chúng có khả năng gây nguy hiểm trên đường phố, lại không phải mối đe doạ với xe chính hãng. Mối đe doạ thực sự đến từ hình thức nhập khẩu xe cũ, nhưng hoàn toàn mới hoạt động vô cùng trơn tru và được đưa vào Vương quốc mà không phải chịu những khoản thuế phí cao như những doanh nghiệp chính hãng.
"Cho phép thị trường ô tô đã qua sử dụng hoạt động, đồng nghĩa với việc Campuchia đang mở cửa cho một 'thị trường chợ xám' hoạt động một cách hợp pháp", Brongers nói.
Nhưng những doanh nghiệp này lại né tránh nói về sự thật, về lý do tại sao họ lại nhập khẩu những chiếc xe loại này. Thị trường chợ xám trực tiếp đe doạ, buộc những nhà nhập khẩu chính hãng rút khỏi Campuchia.
"Tôi đã từng trải qua nhiều thăng trầm cùng BMW, nhưng chúng tôi buộc phải bán", Brongers tâm sự. "Thương hiệu hoạt động không hiệu quả, tất cả cũng là do thị trường chợ xám".
Trong một căn phòng hội nghị nhỏ nhắn, được bao phủ bằng lớp kính nhằm đảm bảo logo ngôi sao ba cánh của thương hiệu Mercedes-Benz treo ở quầy lễ tân sẽ luôn được nhìn thấy trong suốt cuộc họp. Đó là vào giữa trưa ngày thứ Sáu, vài vị khách đang đứng xem xe. James Zemke, Tổng Giám đốc Star Auto - nhà nhập khẩu Mercedes-Benz độc quyền tại Campuchia, giữ cho giọng mình ở mức độ vừa phải, chậm rãi nói: "Những chiếc xe đã qua sử dụng không phải đối thủ của chúng tôi. Ở đây, chúng tôi bán xe mới, nhưng có điều, đa số Mercedes-Benz trên đường phố Phnom Penh lại không phải do chúng tôi bán ra".
"Chỉ khoảng 20% số xe nhập vào thị trường Campuchia là xe mới", Zemke cho hay. "Những nhà nhập khẩu chính hãng chỉ chịu trách nhiệm cho chưa đến một nửa số xe mới đang lưu thông trên đường. Star Auto còn lâu mới có lãi, dù đang kinh doanh thương hiệu nổi tiếng thế giới là Mercedes".
Cùng với doanh số thấp như những doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng khác, Zemke dự tính, đại lý khó lòng có được lợi nhuận trong một thập kỷ tới, hoặc thậm chí lâu hơn.
"Nhu cầu là có, nếu chúng tôi bán được xe thì chúng tôi có lãi", Zemke nói thêm. "Tôi nghĩ chúng tôi đã kinh doanh đúng cách, tuân thủ pháp luật, và cũng đã nhún nhường. Nhưng chúng tôi vẫn không hề có lãi như kỳ vọng".
Câu trả lời mà Zemke và tất cả những người hoạt động trên thị trường ô tô muốn nói, giống như mong muốn một lệnh cấm hoàn toàn đối với hoạt động nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng vào thị trường Campuchia. Điều này sẽ khép lại lỗ hổng, đẩy "thị trường chợ xám" nằm yên phía dưới lòng đất.
Vấn đề là, Zemke nói, Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố rằng, thị trường ô tô đã qua sử dụng là cần thiết cho tầng lớp trung lưu mới nổi ở Campuchia, giúp họ tiếp cận những chiếc xe xa xỉ với mức giá rẻ hơn. Zemke tỏ ra thông cảm với lập luận này, nhưng phản bác rằng, việc đóng cửa thị trường ô tô đã qua sử dụng sẽ không khiến đất nước lâm vào cảnh không còn xe giá rẻ để mua. Nó chỉ đơn thuần là ngăn chặn dòng xe cũ từ những quốc gia khác, để cho thị trường Campuchia phát triển tự nhiên theo thời gian.
Trước tình trạng phát triển của "thị trường chợ xám" như hiện nay, các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng ở Campuchia đang đấu tranh để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
Nhưng khi các nhà nhập khẩu chính hãng thấy tình hình không khả quan, họ chọn cách bán quyền phân phối, thay vì cố gắng tồn tại trong một thị trường không đem lại lợi nhuận cho họ, ít nhất trong 1 thập kỷ tới. Những doanh nghiệp khác, như Star Auto, vẫn kiên trì đợi một tín hiệu tích cực, họ thậm chí còn không thể chủ động thúc đẩy việc mở rộng hoạt động cho đến khi thấy những tín hiệu tích cực từ phía người mua.
"Sự thật là các doanh nghiệp đang từ bỏ quyền phân phối của mình để rút khỏi thị trường", Zemke nói. "Ở một thị trường như thế này, làm sao tôi có thể thuyết phục Star Auto mở thêm đại lý ở Siem Reap hay Battambang được cơ chứ?".