Bài này viết về vị quân chủ thứ 40 của nước Sở thời Chiến Quốc. Đối với vị Sở Hoài vương thời Tần mạt do Hạng Lương lập nên, xem
Bài này viết về vị quân chủ thứ 40 của nước Sở thời Chiến Quốc. Đối với vị Sở Hoài vương thời Tần mạt do Hạng Lương lập nên, xem
Đề thi môn tiếng Việt lớp 4 của một trường tiểu học ở TP Thanh Hóa (năm học 2021-2022), yêu cầu học sinh nhận diện từ láy như sau: “Từ nào không phải từ ghép: A. châm chọc; B. vương vấn; C. phẳng lặng; D. nóng nực”.
Học sinh khoanh tròn vào phương án “B. vương vấn”, và được chấm là đúng (câu 7; 0,5 điểm). Chính Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) cũng đã thu thập và giảng từ “vương vấn” là “Cứ phải nghĩ đến, nhớ đến mà không thể dứt ra được mặc dù không muốn thế. Vương vấn chuyện gia đình. Xa nhau rồi mà lòng còn vương vấn”, và ở mục từ “vấn vương” thì giảng là “như vương vấn” và lấy ví dụ “Suy nghĩ vấn vương. “Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi” (Hàn Mạc Tử)”.
Tuy nhiên, “vương vấn” hay “vấn vương” đều là từ ghép đẳng lập, không phải từ láy. Cụ thể, vương nghĩa là mắc vào, dính vào, thường là vô tình, ngoài ý muốn (như Bỏ thì thương, vương thì tội - Tng; Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng - Kiều); vấn 絻, gốc Hán vốn chỉ việc mặc đồ tang thời xưa, phải để đầu trần, cột tóc, dùng vải gai quấn đầu; sau được dùng với nghĩa quấn, cột, cuộn thành nhiều vòng (như vấn khăn; vấn tóc nói chung, cùng nghĩa với vấn trong vấn vít).
Lại nói về từ vấn vít. Từ điển từ láy tiếng Việt (sách đã dẫn) thu thập và giảng như sau: “vấn vít đgt. 1. Xoắn lại với nhau nhiều vòng. Dây leo vấn vít quanh gốc cây cổ thụ. “Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ” (Nguyễn Du). 2. Luôn luôn vương vấn trong trí, trong lòng. Đầu óc vấn vít nỗi nhớ thương”.
Tuy nhiên, vấn vít cũng là từ ghép đẳng lập. Như đã phân tích ở trên, vấn nghĩa là quấn, cột làm nhiều vòng (như vấn khăn; vấn đầu; Vấn tóc cho gọn lại); vít là kéo xuống, kéo cong xuống hoặc kéo lại gần (như vít xuống; vít cành cây; vít cần rượu). Các loại dây leo thuộc họ bầu bí dùng “tay” vươn ra, bám vào các cành nhánh của cây chủ, rồi vít, kéo lại để bò lên, sau đó thân của nó vấn nhiều vòng quanh cây chủ; cây bò lan đến đâu thì vấn vít đến đấy. Nghĩa rộng của vấn vít được hiểu như vấn vương/vương vấn.
Như vậy, từ điển và sách giáo khoa đã dạy các em học sinh rằng “vương vấn”, “vấn vương”, “vấn vít” là từ láy. Theo đây, với một từ được xem là từ láy, thì hầu như người ta sẽ bỏ qua, không quan tâm đến nghĩa của từng yếu tố cấu tạo từ, “vương” là gì, “vấn” là gì nữa. Trong khi nếu được giảng: vương ở đây là mắc vào, dính vào, vấn là quấn lại, buộc vào; nghĩa ẩn dụ của từ ghép đẳng lập này chỉ việc thường cứ phải nghĩ đến, nhớ đến điều gì đó, không thể dứt đi được, giống như bị vương (vướng mắc vào), bị vấn (quấn, buộc vào),... thì các em học sinh sẽ hiểu sâu thêm nghĩa của từ ngữ, và cảm nhận được cái hay cái đẹp của tiếng Việt.
Viện Quy Hoạch Xây Dựng Hà Nội http://vqh.hanoi.gov.vn/uploads/logo-demo-5.png
- Vị trí địa lý: Nằm ở phía Tây khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng; phía Nam giáp huyện Quốc Oai và quận Hà Đông; phía Đông giáp huyện Từ Liêm; phía Đông Nam giáp quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Quốc Oai; phía Tây Bắc giáp huyện Phúc Thọ.- Diện tích: 8.246,3 ha- Dân số: 204,4 nghìn người- Mật độ dân số: 2.478 người/km2- Tỷ lệ tăng tự nhiên: 2,091 %- Đơn vị hành chính: 01 thị trấn (Trạm Trôi); 19 xã (An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song Phương, Sơn Đồng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở).- Trụ sở HĐND-UBND: Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội.- Điện thoại: 04.33861210- Fax: 04.33862997- Website: www.hoaiduc.hanoi.gov.vn