Lãnh đạo Sở GTVT và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Lãnh đạo Sở GTVT và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Thứ hai, 16/05/2016 15:59 (GMT+7)
Ngày 16/5, tỉnh Đồng Nai tổ chức khánh thành Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh (xã Suối Tre, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh là bệnh viện đạt chuẩn hạng 2, được xây dựng trên diện tích 61.000 m2, quy mô tối đa 600 giường bệnh với tổng kinh phí hơn 750 tỷ đồng.
Theo Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Huỳnh Minh Hoàn, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh được khởi công xây dựng cuối năm 2012, gồm một khối nhà điều trị 7 tầng, khối nhà khám bệnh đa khoa 3 tầng, khối nhà khoa lây 2 tầng và một số khối nhà khác. Bệnh viện có 8 phòng mổ; được đầu tư nhiều thiết bị y tế hiện đại như: Máy MRI 1.5 tesla, máy CT.Scanner 64 lát cắt, máy chụp mạch máu, máy X.Quang kỹ thuật số, thiết bị mổ nội soi ổ bụng có monitor… Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh được xây dựng ở trung tâm của thị xã Long Khánh, giáp các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất (Đồng Nai). Ngoài việc thực hiện chức năng khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn Long Khánh, bệnh viện còn tiếp nhận, điều trị các trường hợp bệnh nặng, phức tạp từ các bệnh viện huyện chuyển đến và chăm sóc sức khỏe người dân vùng giáp ranh của tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo ông Sử Sơn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, thời gian qua, mỗi ngày có từ 1.200 - 1.600 người đến Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh khám bệnh; số bệnh nhân điều trị nội trú luôn dao động từ 450 - 500 người; mỗi ngày bệnh viện tiến hành phẫu thuật cho khoảng 30 bệnh nhân. Do bệnh viện cũ đã xây dựng cách đây hàng chục năm (xây dựng trong giai đoạn từ 1958 – 1960) bị xuống cấp, hư hỏng, gây khó khăn cho công tác khám chữa bệnh, việc hoàn thành bệnh viện mới tạo phấn khởi cho cán bộ, công nhân viên ngành y và các tầng lớp nhân dân./.
(ABO) Sáng 7-6, Đoàn cán bộ lãnh đạo UBND huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang do đồng chí Huỳnh Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn tiến hành nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình Dự án Đầu tư, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các hạng mục thuộc Trung tâm Y tế huyện (gọi tắt là Dự án).
Dự án có tổng vốn xây dựng hơn 37 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của UBND tỉnh Tiền Giang. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư; đơn vị nhà thầu thi công là Công ty TNHH TM DV Xây dựng Minh Thái huyện Gò Công Tây thực hiện. Thời gian xây dựng công trình từ ngày 13-9-2023 đến cuối tháng 5-2024.
Quy mô đầu tư xây dựng dự án gồm các hạng mục như: Xây dựng mới Khối điều trị nội trú (Khoa Dược và Y tế dự phòng); xây dựng mới Khu Nhiễm gồm: Khối sàng lọc bệnh lây nhiễm, Khối nhà đại thể, Nhà xe 4 bánh chuyên dùng.
Ngoài ra, dự án còn cải tạo các khối hiện hữu gồm: Khối số 1, Khối số 2, Khối số 3, Khối số 8 gồm các Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Khoa Nhi, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa Cấp cứu - Điều trị tích cực - Chạy thận nhân tạo - Ngoại - Răng hàm mặt… và các hạng mục khác như: Cổng hàng rào, Nhà bảo vệ, Hồ nước ngầm, Nhà chứa bình oxy…
Hiện nay, công trình đã hoàn thiện và đưa vào vận hành sử dụng. Trung tâm Y tế huyện đã bố trí thiết bị y tế, vận hành sử dụng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đồng thời, bố trí các khu Thu viện phí, Khoa Đông y, Khoa Dược, Khoa Thận Nhân tạo về các vị trí mới sạch sẽ, hiện đại, sắp xếp theo thứ tự khoa học.
Dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã thay thế các hạng mục cũ đã bị xuống cấp, hết niên hạn sử dụng, tạo điều kiện bổ sung cơ sở vật chất cho Trung tâm Y tế huyện ngày càng khang trang, hiện đại, tăng tỷ lệ giường bệnh/dân số nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân huyện Gò Công Tây.
Lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng tham dự lễ ra mắt và đưa vào sử dụng Trung tâm Giám sát điều hành thông minh Đà Nẵng (IOC) giai đoạn 1 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Ngày 14-8, UBND thành phố Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng Trung tâm Giám sát điều hành thông minh Đà Nẵng (IOC).
Trung tâm IOC là nơi thu thập, tổng hợp các nguồn thông tin, dữ liệu của đô thị trên tất cả lĩnh vực để phân tích, hiển thị, từ đó giúp lãnh đạo các cấp có khả năng giám sát, điều hành, ra quyết định và quản lý chất lượng dịch vụ do thành phố cung cấp một cách tổng thể.
Ông Nguyễn Quang Thanh, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng, cho biết từ năm 2020 thành phố đã hình thành thí điểm Trung tâm Giám sát dịch vụ đô thị thông minh, với một số dịch vụ thông minh cơ bản theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đây được xem là mô hình thu nhỏ của IOC, cơ sở để đánh giá và triển khai Trung tâm IOC hôm nay.
Theo ông Thanh, việc xây dựng Trung tâm IOC (hiện nay là giai đoạn 1) của thành phố Đà Nẵng theo mô hình: Trang bị công cụ tổng hợp, phân tích tập trung tại IOC cấp thành phố, kế thừa, sử dụng lại dữ liệu số hiện có của các ngành; các trung tâm điều hành (OC) quận, huyện và OC chuyên ngành được phân cấp, ủy quyền để sử dụng chung.
Hiện nay Trung tâm IOC Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thiện các chức năng, cung cấp 15 dịch vụ đô thị thông minh sẵn sàng đưa vào hoạt động phục vụ lãnh đạo các cấp và người dân, doanh nghiệp.
Trung tâm IOC cung cấp 15 dịch vụ đô thị thông minh liên quan nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, an ninh nguồn nước, phòng chống ngập lụt... - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt Trung tâm IOC, ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, cho biết trung tâm này hình thành sẽ giúp quá trình triển khai chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh trở nên nhanh hơn.
Bởi đây là nơi ứng dụng các công nghệ số để giám sát, phân tích thông minh, làm đầu mối phối hợp, điều phối xử lý với các sở, ngành, địa phương.
Ông Chinh lưu ý các ngành, địa phương phải chia sẻ, đồng bộ, cập nhật dữ liệu chuyên ngành đầy đủ, chính xác, kịp thời.
"Trung tâm sẽ là nơi đưa ra các phân tích phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố. Do vậy cần tránh tình trạng cát cứ dữ liệu, đảm bảo tuân thủ mô hình quản trị dữ liệu" - ông Chinh cho hay.
Theo lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng, Trung tâm IOC Đà Nẵng là hợp phần đại diện cho thành phố thông minh. Việc khai trương đưa vào hoạt động Trung tâm IOC là dấu mốc và bước thay đổi lớn của thành phố, chuyển đổi cách thức hoạt động, chỉ đạo, điều hành của thành phố từ môi trường truyền thống sang môi trường số, thúc đẩy phát triển các trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Hiện nay, các xét nghiệm Sinh học phân tử và xét nghiệm hóa sinh phân tích chuyên sâu ngày càng được triển khai và ứng dụng rộng rãi, nhằm phục vụ chẩn đoán và điều trị cá thể bệnh lý như: Ung thư, nhiễm khuẩn, chuyển hóa, nhiễm độc, nhiễm độc chất… Nhiều bệnh viện đã và đang đầu tư, phát triển lĩnh vực mới này như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện 108, Viện Huyết học và Truyền máu TW, … nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của ngành Y tế.
Được sự ủng hộ của Trường Đại học Y Hà Nội, ngày 12/1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tổ chức Khai trương và đưa vào sử dụng, vận hành Đơn vị Xét nghiệm Kỹ thuật cao.
GS.TS.BS Tạ Thành Văn – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa xét nghiệm phát biểu tại buổi lễ
Chia sẻ tại buổi lễ, GS.TS.BS Tạ Thành Văn – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng Khoa xét nghiệm bày tỏ: Đây là bước đi nhỏ và khởi đầu cho chặng đường dài và rất lớn sau này. Một minh chứng cho thấy, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, chỉ sau 1 tuần từ con số 0, Trường Đại học Y Hà Nội đã thành lập Đơn vị xét nghiệm COVID -19, xét nghiệm trên 8.000 bệnh nhân COVID-19 và hỗ trợ đơn vị khác như: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, CDC Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Điều đó là sự khẳng định bước đi đúng đắn, tiềm lực rất lớn.
"Sự kiện Trường Đại học Y Hà Nội thành lập Đơn vị Xét nghiệm Kỹ thuật cao cũng trực thuộc Khoa xét nghiệm Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đây là sự khởi đầu hết sức tốt đẹp, mang lại thương hiệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội"- GS.TS Tạ Thành Văn tin tưởng
Sau Lễ Khai trương Đơn vị Xét nghiệm Kỹ thuật cao, là Lễ cắt băng Khánh thành và tham quan phòng Lab của đơn vị và Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với các đối tác
Đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và đối tác ký kết hợp tác tại buổi lễ Khai trương Đơn vị Xét nghiệm Kỹ thuật cao.
Phát biểu tại buổi lễ ThS Nguyễn Thanh Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi hội tụ nhiều tri thức, là nơi rất nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực Y học đang hàng ngày công tác và giảng dạy.
Trên nền tảng vững chắc như vậy, hơn 10 năm qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo được thương hiệu và khẳng định được vị trí Bệnh viện trong việc khám chữa bệnh tại Việt Nam. Ban lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội luôn khẳng định Bệnh viện là mũi nhọn của các kỹ thuật cao, vì vậy, Bệnh viện đã quyết định thành lập Đơn vị Xét nghiệm Kỹ thuật cao, đảm bảo việc khám chữa bệnh luôn đạt hiệu quả tốt nhất phục vụ mọi yêu cầu của nhân dân. Hy vọng với sự lãnh đạo của Nhà trường và Bệnh viện, sẽ đưa Đơn vị Xét nghiệm Kỹ thuật cao trở thành Trung tâm lớn trong cả nước và khu vực.
"Chúc mừng Đơn vị Xét nghiệm Kỹ thuật cao, chúc mừng Bệnh viện đã có đơn vị mới, đó là thời điểm lịch sử phát triển, đưa Bệnh viện ngày càng phát triển"- Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Thanh Bình nói.