Thực Trạng Lao Động Và Việc Làm Ở Việt Nam

Thực Trạng Lao Động Và Việc Làm Ở Việt Nam

Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng

Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng

Thu nhập bình quân của lao động

Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý I năm 2024 đạt 7,6 triệu đồng tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,33 lần so với lao động nữ và thu nhập bình quân tháng của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,42 lần so với khu vực nông thôn.

So với quý trước và cùng kỳ năm trước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận mức tăng thu nhập khá cao. Tại các tỉnh như Đồng Tháp, Bạc Liêu và Tiền Giang thu nhập bình quân tháng của lao động đạt từ 6,9 triệu đồng. Ngược lại, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập thấp nhất.

Đáng chú ý, thu nhập bình quân tháng của lao động Việt Nam tại cả ba khu vực kinh tế đều tăng. Khu vực dịch vụ ghi nhận mức tăng cao nhất với thu nhập bình quân tháng đạt 9,0 triệu đồng, tiếp theo là khu vực công nghiệp và xây dựng và cuối cùng là khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản với thu nhập trung bình 4,4 triệu đồng.

Mức tăng này phản ánh sự cải thiện đáng kể về thu nhập và đời sống của người lao động. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để tiếp tục nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động trong tất cả các khu vực và ngành nghề.

Điểm danh các công ty bất động sản khu công nghiệp

Lý do nên đầu tư Việt Nam hiện nay

Số người và tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam đã giảm xuống mức trước đại dịch. Trong quý I năm 2024, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động đạt khoảng 1,05 triệu người, giảm 10,3 nghìn người so với quý trước và tăng 5,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục duy trì dưới mức 3% kể từ quý I năm 2022.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi trong quý I năm 2024 là 7,99%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên trong độ tuổi này không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo chiếm 11,0% tổng số thanh niên. Con số này giảm 51,5 nghìn người so với quý trước và giảm 125,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp không cao, nhưng vẫn là vấn đề cần được chú ý để đảm bảo ổn định xã hội và kinh tế. Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm cho thanh niên là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Lao động không sử dụng hết tiềm năng

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng tại Việt Nam trong quý I năm 2024 dao động ở mức 4,4%, tương đương khoảng 2,3 triệu người. Trong đó, tỷ lệ này tại khu vực thành thị là 3,9% và khu vực nông thôn là 4,7%. Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng nằm trong nhóm tuổi từ 15-34, chiếm 49,0% cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động của nhóm tuổi này trong tổng lực lượng lao động.

Điều này cho thấy một phần lực lượng lao động Việt Nam, đặc biệt là nhóm lao động trẻ, chưa được khai thác hết khả năng. Việc tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của nhóm lao động trẻ là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế. Các biện pháp cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm phù hợp, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giảm tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong tương lai.

Lao động làm công việc tự sản tự tiêu

Từ cuối năm 2021, số lượng lao động làm công việc tự sản tự tiêu có xu hướng giảm dần qua các quý. Tuy nhiên, đến quý I năm 2024, con số này đạt 3,9 triệu người, tăng 492,4 nghìn người so với quý trước và giảm 51,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn lao động làm công việc tự sản tự tiêu tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 86,6% và ở nữ giới chiếm 63,7%.

Trong tổng số 3,9 triệu lao động này, có khoảng 2,1 triệu người đang trong độ tuổi lao động, tương ứng với 54,5%. Đáng chú ý, hầu hết lao động tự sản tự tiêu không có bằng cấp hoặc chứng chỉ. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng yêu cầu cao về tay nghề và kỹ năng, cũng như nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái và thiếu tính ổn định, cơ hội để nhóm lao động này tìm được công việc tốt là rất khó khăn.

Thực trạng nhu cầu lực lượng lao động Việt Nam hiện nay

Lực lượng lao động Việt Nam đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong bối cảnh phục hồi kinh tế với sự gia tăng số lượng lao động có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm đối tượng đặc biệt và sự chênh lệch về kỹ năng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến quý đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 52,4 triệu người trong độ tuổi lao động từ 15 trở lên, tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Con số này phản ánh sự gia tăng đáng kể của lực lượng lao động Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Với nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng trong việc thu hút đầu tư và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có đến 51,3 triệu người lao động có việc làm. Mặc dù con số này đã giảm nhẹ 0.25% so với quý trước, chủ yếu giảm ở khu vực nông thôn và ở nam giới tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ cao. Đặc biệt, số lao động có việc làm hiện nay đã quay trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19, phản ánh sự hồi phục và ổn định của thị trường lao động tại Việt Nam.

Thiếu việc làm trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ thiếu việc làm trong quý I năm 2024 có sự biến động nhẹ so với quý trước, do thời điểm này trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh thường tăng cường tuyển lao động thời vụ tạm thời hoặc tăng ca để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước dịp Tết. Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đạt khoảng 933 nghìn người chiếm 2,03%, tăng 26,4 nghìn người so với quý trước và tăng 47,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tại thời điểm đầu năm thường cao hơn các quý khác nhưng vẫn còn một phần không nhỏ lực lượng lao động Việt Nam chưa tìm được công việc ổn định hoặc không đủ việc làm để đáp ứng nhu cầu sống. Điều này cho thấy cần có các giải pháp hiệu quả hơn để tạo thêm việc làm, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Dự báo tình hình lao động trong tương lai

Theo dự báo của HSBC, trong giai đoạn từ 2023 đến 2024, hầu hết các thị trường lao động trên toàn cầu sẽ chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trong vòng 5 năm tới, dự kiến sẽ có khoảng 83 triệu việc làm bị giảm do sự thay đổi nhu cầu lao động trong một số ngành. Đồng thời sẽ có khoảng 69 triệu việc làm mới được tạo ra. Điều này dẫn đến một sụt giảm dự kiến 2% trên thị trường lao động toàn cầu, tương đương với khoảng 14 triệu việc làm.

Một trong những thách thức quan trọng là cơ cấu kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường lao động. Dự báo cho thấy sẽ có sự thiếu hụt lao động trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao và kinh nghiệm chuyên môn. Ngược lại, vấn đề dư thừa lao động có thể xảy ra ở một số ngành công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trong các năm tiếp theo.

Nhìn chung, thực trạng nhu cầu lao động Việt Nam hiện nay phản ánh một hình ảnh phức tạp và đa chiều của thị trường lao động. Mặc dù đã sự hồi phục nhưng vẫn còn tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên và chênh lệch kỹ năng. Để thu hút đầu tư và đáp ứng nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và khuyến khích phát triển bền vững.

2.2.1 Thực trạng nguồn lao động ở Nghệ An hiện nay

2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số ở Nghệ An

Dân số luôn đóng vai trò hai mặt trong sự phát triển. Một mặt, dân số là nguồn cung cấp lao động cho xã hội, mà lao động là lực lƣợng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Mặt khác, họ là ngƣời tiêu dùng sản phẩm do chính con ngƣời tạo ra. Vì vậy quy mô, cơ cấu và chất lƣợng dân số có ảnh hƣởng rất lớn tới quy mô, cơ cấu sản xuất, đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng thừa lao động, không có việc làm, sinh ra các tệ nạn xã hội, mức sống thấp, sức khỏe thể lực kém.

Tổng số dân của Nghệ An vào năm 2006 là 3064,3 ngƣời đến năm 2009 là 2919,2 ngƣời. Số ngƣời sống ở khu vực thành thị năm 2006 là 324,2 ngƣời (chiếm 10,6% tổng dân số) đến năm 2009 là 368,5 ngƣời (chiếm 12,6% tổng dân số) và ở khu vực nông thôn năm 2006 là 332,7ngƣời (chiếm 10,1%), đến năm 2009 là 2550,7 ngƣời (chiếm 87,4% tổng dân số). Dân số nam năm 2006 là 1502,6 ngƣời (chiếm 49% tổng dân số), đến năm 2009 là 1452,4 ngƣời (chiếm 49,8% tổng số dân); và dân số nữ năm 2006 là 1561,7 ngƣời (chiếm 51% tổng số dân), đến năm 2009 là 1466,8 ngƣời (chiếm 50,2% tổng số dân). Tỉ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 0,2%. Tổng tỉ suất sinh là 2,55 con/phụ nữ, tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 là 21,1%. Tuổi thọ trung bình là 71,9 tuổi, trong đó nam là 69,3 tuổi, nữ là 74,8 tuổi. Tỉ suất tăng dân số thành thị bình quân là 2,4%/năm (2009). Nhƣ vậy, tổng dân số qua các năm có sự giảm xuống, số ngƣời sống ở khu vực thành thị có xu hƣớng tăng lên, số ngƣời sống ở khu vực nông thôn có xu hƣớng giảm xuống, dân số nam tăng hơn so với các năm trƣớc.

Với quy mô dân số trên Nghệ An là tỉnh có dân số lớn thứ tƣ trong cả nƣớc, (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa). Quy mô bình quân hộ là 3,8 ngƣời/hộ.

Di cƣ và tăng dân số là hai nguyên nhân trực tiếp làm giảm mật độ

dân số. Năm 2008 mật độ dân số là 190 ngƣời/km2, đến năm 2009 là 177

ngƣời/km2 . Kết quả trên cho thấy Nghệ An đang có xu hƣớng “chảy máu

chất xám”. Mật độ dân số có sự khác nhau giữa khu vực thành phố, thị xã và các huyện còn lại, mật độ dân số có sự tăng lên ở khu vực thành thị do quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, số lƣợng ngƣời nhập cƣ từ các vùng khác, đặc biệt là các vùng nông thôn vào thành thị để làm việc và học tập. Ở các huyện mật độ dân số rất thấp nhất là các huyện miền núi, tuy có diện tích rộng lớn nhƣng có ít ngƣời sinh sống hơn.

Tỉ lệ dân số từ 15-64 tuổi chiếm 66,6% (là có tính tỉ lệ dân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nƣớc). Tỉ số phụ thuộc chung là 50,2%, đang tiến sát đến cơ cấu dân số vàng. Khi tỉ số phụ thuộc giảm đến 50% trở xuống, tức là hai ngƣời trong độ tuổi lao động mới phải “gánh một ngƣời ăn theo”, ngƣời ta nói rằng đây là “cơ cấu dân số vàng” hay “dƣ lợi dân số”, chỉ số già hóa dân số là 38,9% (đó là tỉ lệ phần trăm giữa dân số từ 65 tuổi trở lên so với dân số dƣới 15 tuổi). Chỉ số này phản ánh cấu trúc của dân số phụ thuộc. Nhƣ vậy, theo mô hình dân số của Liên hợp quốc, dân số tỉnh ta đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng”. Thời kì cơ cấu dân số vàng sẽ không đem lại các tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An nếu không có những chính sách phù hợp. Vì vậy, tỉnh ta cần có những chính sách về các lĩnh vực xã hội nhƣ đảm bảo an sinh xã hội cho ngƣời già, tạo việc làm và bình đẳng giới.

2.2.1.2. Thực trạng nguồn lao động ở Nghệ An

Hiện nay, số dân trong độ tuổi lao động ở tỉnh Nghệ An có hơn 1,8 triệu lao động, chiếm hơn 60% tổng dân số, đạt ngƣỡng cơ cấu dân số vàng (cơ cấu “dân số vàng” tức là dân số có số ngƣời đang trong độ tuổi lao động cao hơn những ngƣời phụ thuộc), dự tính đến 2015, dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cực đại 64,3%, tƣơng ứng 2,2 triệu lao động so với 3,4 triệu dân, đây là cơ hội ngàn vàng song cũng là thách thức gay gắt đang đặt ra đối với sự phát triển tỉnh ta hiện nay và thời gian tới.

Cứ mỗi năm tỉnh ta có hơn 3 vạn ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động, xét về cơ cấu, lực lƣợng lao động phần lớn là trẻ và sung sức, độ tuổi từ 15- 24 chiếm 22,45%, từ 25-34 chiếm 14,16%, từ 35-44 chiếm 13% và từ 45-54

rẻ, có sức hấp dẫn đầu tƣ. Tuy nhiên chất lƣợng nguồn lực lao động đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Đó là trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lƣợng lao động còn nhiều bất cập, tỉ lệ lao động qua đào tạo chƣa cao, chỉ chiếm 35,7%, tập trung vào một số nghề nhƣ sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử… một số lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế thì lao động lại đƣợc đào tạo nghề quá ít nhƣ chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây dựng.

Bảng [2.1]: Dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chia theo nghề nghiệp Đơn vị tính: Người Dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc

Chia theo nghề nghiệp Nhà lãnh đạo Chuyên môn kĩ thuật bậc cao Chuyên môn kĩ thuật bậc trung Nhân viên Dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán hàng Nghề trong nông – lâm ngƣ nghiệp Thợ thủ công, thợ khác Thợ lắp ráp, vận hành máy móc Nghề đơn giản 1.609.432 10.947 48.563 51.391 16.722 120.701 810.771 151.006 40.735 358.596

Nguồn: (Niên giám thống kê năm 2009 tỉnh Nghệ An – Cục thống kê Nghệ An biên soạn)

Tỉ lệ tham gia lực lƣợng lao động là 82,9%, tỉ trọng lao động nữ trong tổng số dân lao động đang làm việc chiếm 48,3%. Trong đó tỉ trọng lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản: 67,9%; lao động trong ngành công nghiệp xây dựng: 13,7%; lao động trong ngành dịch vụ: 18,4%.

Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở đào tạo nghề ở tỉnh ta phát triển rất mạnh. Trƣớc năm 2011, toàn tỉnh mới chỉ có 6 cơ sở đào tạo nghề với quy mô nhỏ và một số trung tâm hƣớng nghiệp, dạy nghề thì đến nay đã có 57 cơ sở đào tạo nghề, gồm một trƣờng đại học, 3 trƣờng cao đẳng nghề, 8 trƣờng trung cấp nghề và 45 trung tâm dạy nghề (trong đó có 16 trung tâm dạy nghề công lập và 29 trung tâm dạy nghề ngoài công lập). Tuy nhiên, nguồn nhân lực có chất lƣợng và đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm cho thị trƣờng không phải là nhiều. Nhƣ trƣờng dạy nghề kinh tế - kĩ thuật số 1, mỗi năm đào tạo cho Nghệ An gần 2000 lao động ngắn hạn và dài hạn. Với chất lƣợng đầu vào và đầu ra tƣơng đối ổn định. Song điều đáng quan tâm là những ngành quan trọng và cần nhiều lao động nhƣ chế biến nông lâm thủy hải sản thì hiện tại Nghệ An chƣa có trƣờng đào tạo.

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng đang là vấn đề nan giải hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp còn khá cao, tính đến tháng 4/2009, Nghệ An có hơn 10.000 lao động mất việc làm, khả năng đầu tƣ phát triển, tạo việc làm tại chỗ không cân đối với tốc độ gia tăng lực lƣợng lao động hàng năm. Dự báo mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên đến 3,4 vạn ngƣời. Bảng [2.2]: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật

Đơn vị tính: Người Dân số từ 15 tuổi trở lên Trình độ chuyên môn Chƣa đào tạo chuyên môn kĩ thuật Tốt nghiệp sơ cấp Tốt nghiệp trung cấp Tốt nghiệp cao đẳng Tốt nghiệp đại học trở lên 2.155.930 1.861.653 43.506 133.549 40.527 75.421

Nguồn:( Niên giám thống kê năm 2009 tỉnh Nghệ An - Cục thống kê Nghệ An biên soạn)

Bên cạnh đó Nghệ An đang trong giai đoạn đầu tƣ, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị với hàng loạt dự án thì một diện tích lớn đất nông nghiệp bị thu hồi đã làm gia tăng thêm số lƣợng ngƣời thất nghiệp, tạo sức ép cho công tác giải quyết việc làm trong thời gian tới, mất đất sản xuất. không có công ăn việc làm ổn định. Dẫn đến số ngƣời nhàn rỗi cũng nhƣ số lao động ra thành phố tìm việc là không nhỏ. Trƣớc thực trạng đó, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động để có thể tận dụng tốt cơ hội trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức quan trọng.

Những năm gần đây, chất lƣợng dân số ở Nghệ An đã tăng lên đáng kể. Nhận thức của ngƣời dân về vấn đề sinh con thứ 3, chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng nhƣ chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em là tƣơng đối cao bởi đời sống vật chất của ngƣời dân đƣợc nâng lên, và các chính sách tuyên truyền về dân số đến tận cơ sở. Khi đời sống cũng nhƣ nhận thức đƣợc nâng cao thì vấn đề sức khỏe con ngƣời luôn đƣợc chú trọng. Đây cũng chính là một trong những lí do để khẳng định chất lƣợng sức khỏe nguồn lao động ở Nghệ An đang đƣợc nâng lên rõ nét.

Nói tóm lại, nguồn lao động của tỉnh Nghệ An dồi dào, có trình độ học vấn cao, nhƣng trình độ chuyên môn còn thấp chỉ đáp ứng đƣợc một phần trƣớc yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất hiện đại, lực

trọng giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, đƣa ra những biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động một cách có hiệu quả, giải quyết hợp lí

vấn đề việc làm cho ngƣời lao động.

2.2.2. Thực trạng tƣ liệu sản xuất ở Nghệ An hiện nay 2.2.2.1. Thực trạng tƣ liệu lao động ở Nghệ An 2.2.2.1. Thực trạng tƣ liệu lao động ở Nghệ An

Tình trạng máy móc thiết bị, nhà xƣởng phần lớn trong tình trạng cũ, hƣ hỏng, chƣa sử dụng hoặc sử dụng mà không có hiệu quả cao. Tỉnh Nghệ An vẫn phải nhập khẩu nhiều loại thiết bị, phụ tùng máy móc cho hoạt động sản xuất. Năm 2009 nhập khẩu 725 xe ô tô các loại tăng hơn 617 xe so với năm 2006, 16.428 xe máy tăng hơn 4721 xe so với năm 2006, 1.793 nghìn USD phụ tùng máy nông nghiệp tăng 804 nghìn USD so với năm 2006, 5.627 nghìn USD máy móc thiết bị tăng hơn 1442 nghìn USD so với năm 2006, 2540 nghìn USD tăng hơn 117 nghìn USD so với năm 2006. Năm 2009 tổng số nhà là 13.956 hộ, trong đó nhà kiên cố là 10.160 hộ, nhà bán kiên cố là 1.284 hộ, nhà thiếu kiên cố là 832 hộ, nhà đơn sơ là 1.675 hộ.

Toàn tỉnh hiện nay có 14 bến xe đang hoạt động. Có 12 bến đƣợc đầu tƣ xây dựng trong đó có 7 bến tƣơng đối khang trang là bến xe Vinh, chợ Vinh, Cửa Lò, Quế Phong, Đô Lƣơng, Thanh Chƣơng, Qùy Châu, Thái Hòa. Quy hoạch đến đầu năm 2020 trên địa bàn Nghệ An có 29 bến.

Tuyến quốc lộ số 1, quốc lộ 48, quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 15, cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, cầu Bến Thủy 2, đƣờng nối quốc lộ 7 - quốc lộ 48, đƣờng quốc lộ 1 - Đông Hồi, đƣờng ven sông Lam, đƣờng phía Tây Nghệ An, Châu Thôn - Tân Xuân và 18 tuyến vào các xã chƣa có đƣờng ô tô đều đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp. Tiếp tục nâng cấp và làm mới hơn 500km tỉnh lộ 532, 533, 536, 598, 545, 558, 537, 538, đƣờng đến các nhà máy xi măng, khu kinh tế, khu công nghiệp, đƣờng vùng nguyên liệu, đƣờng du lịch, các tuyến đƣờng vùng biên giới, các bến cảng, cầu thay thế các bến đò…Huy động sức dân cùng nhiều nguồn vố xây dựng đƣợc 1.245 km đƣờng nhựa và 1.580 km đƣờng bê tông. Có đƣờng sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Ga Vinh là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nƣớc. Tổng khối lƣợng hàng hóa vận chuyển năm 2008 là 24855.0 nghìn tấn (năm 2007 là 22567.7 nghìn tấn).

Tỉnh Nghệ An nhận nguồn cung cấp điện, chủ yếu từ nhà máy thủy điện Hòa Bình cấp điện cho trạm 220 kv Hƣng Đông bằng đƣờng dây 220 kv, dây dẫn AC-300 dài 471 km, 7 trạm 110 kv đƣợc cấp điện chính từ trạm Hƣng Đông và một phần trạm Thanh Hóa. Tập trung đầu tƣ xây dựng một số công trình lớn nhƣ trạm 110kv Thanh Chƣơng, Diễn Châu, cải tạo lƣới điện thành phố Vinh, khu công nghiệp Nam Cấm, xây dựng thêm 78 công trình, trong đó đƣa điện về xã 16 công trình, 642 km đƣờng dây hạ thế và trạm biến áp…Đến nay, có 20/20 huyện, thành thị và 460 xã có điện lƣới quốc gia. Ít khi để xảy ra tình trạng thiếu điện, mất điện thƣờng xuyên.

Hiện tại nƣớc cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập, có ở Nghệ An nhiều và lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối cao so với cả nƣớc. Riêng nƣớc sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống nhà máy nƣớc phân bố đều trên

địa bàn toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nƣớc Vinh công suất 6 vạn m3

đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3

cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 8 vạn m3/ ngày. Ngoài 13 nhà nƣớc ở

các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 đã nâng công suất nhà máy nƣớc Quỳnh Lƣu và xây dựng thêm 5 nhà máy nƣớc ở thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tƣơng Dƣơng, Kì Sơn cùng với hệ thống nƣớc sạch ở nông thôn đảm bảo đủ cung cấp cho 85-90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp. Hiện nay, tỉ lệ số dân nông thôn đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh là 85%.

Nhiều công trình thủy lợi lớn đƣợc đầu tƣ xây dựng và cải tạo, nâng cấp các cụm hồ đập lớn ở Thanh Chƣơng, Đô Lƣơng, Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, hồ sông Đào, hệ thống thủy nông Bắc, thủy lợi Nam, kiên cố hóa 4420 km kênh mƣơng, đƣa tổng diện tích tƣới lên 225.000 ha, trong đó diện tích tƣới ổn định 175.000 ha. Đảm bảo hệ thống tƣới tiêu đƣợc ổn định.

Tập trung quy hoạch và phát triển đô thị có tính đến năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển khá. Thành phố Vinh đƣợc công nhận đô thị loại I, Thị xã Cửa Lò đạt dô thị loại III, quy hoạch xây dựng thành lập thị xã Thái Hòa, chuẩn bị thành lập thị xã Hoàng Mai, Con Cuông, nhiều thị trấn trung tâm của các huyện đƣợc quy hoạch, xây dựng và nâng cấp, nhiều đô thị mới đƣợc hình thành và phát triển, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc.

Các công trình văn hóa xã hội đều cơ bản đƣợc triển khai xây dựng hoặc đang lập thủ tục triển khai.

Thu hút đầu tƣ có nhiều chuyển biến tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2006-2010 có 278 dự án/95.440,4 tỉ đồng đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, so với 103 dự án/27.843 tỉ đồng của giai đoạn

2001-2005, số lƣợng dự án tăng 3,42 lần, vốn đăng kí tăng 2,69 lần. Trong đó đầu tƣ trong nƣớc là 258 dự án/74.368 tỉ đồng, đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài là 20 dự án FDI/21.072 tỉ đồng vốn. Bên cạnh nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức, một nguồn vốn tài trợ quốc tế khác do các tổ chức phi

Tóm tắt: Những ai quan tâm tới tình hình thị trường lao động Nhật Bản đều có thể nhận thấy xu hướng gia tăng lao động không chính thức những thập niên gần đây. Xu hướng này một phần do  người lao động cần những hình thức tuyển dụng linh hoạt, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các công ty muốn cắt giảm chi phí lao động để trụ vững trong quá trình suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, sự đãi ngộ giữa lao động chính thức và không chính thức còn mất cân đối, cơ chế chuyển đổi lao động tại các công ty còn chưa hoàn thiện. Từ năm 2009, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Nhật Bản lún sâu vào khủng hoảng. Thị trường lao động sa sút, nhiều tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản phải cho nhân viên nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng, dẫn tới sự gia tăng lao động không chính thức. Lao động không chính thức hiện nay có rất nhiều tầng lớp như thanh niên, người làm nội trợ, người có tuổi

Từ khóa: Lao động không chính thức, việc làm, thu nhập, Nhật Bản

rong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản được biết tới như một xã hội “trăm triệu người trung lưu”. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh[1]tế, khi đó sự chênh lệch về kinh tế ở Nhật Bản khá nhỏ, giống các nước Bắc Âu. Trong các cuộc điều tra dư luận do chính phủ thực hiện, khoảng 90% số người được hỏi cảm thấy họ đang ở mức sống trung bình. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong hơn một thập kỷ từ cuối những năm 1950 đã giúp mức sống nâng cao đáng kể và phần lớn người Nhật tự xếp mình thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy vậy, về sau, sự chênh lệch ở Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Nhật Bản đã đạt được hệ số Gini[2] thấp nhất vào năm 1980 với 0,349; nhưng sau đó tăng dần lên 0,498 vào năm 2001 và 0,559 vào năm 2016. Tỷ lệ nghèo ở Nhật Bản hiện nay đứng thứ hai trong số các quốc gia thuộc G7. Nhật Bản không còn là xã hội với “trăm triệu người trung lưu” nữa mà đã trở thành một xã hội phân tầng, với “tầng lớp dưới” (underclass) bao gồm cả những lao động không chính thức của Nhật Bản. “Không chính thức” (non-regular) có nghĩa là những nhân viên này không được đảm bảo, họ kiếm tiền ít hơn đáng kể so với nhân viên chính thức.

1. Tình hình lao động không chính thức ở Nhật Bản

Trong thời kỳ kinh tế bong bóng của Nhật Bản vào cuối những năm 1980, sự phân hóa  bắt đầu xuất hiện trong tầng lớp công nhân. Khi đó, các công ty phải tăng quy mô lực lượng lao động, nhưng nếu thuê nhân viên toàn thời gian thì các công ty này không thể sa thải họ khi nền kinh tế suy thoái. Vì vậy các công ty họ hướng tới việc thuê các sinh viên trẻ mới tốt nghiệp làm lao động không chính thức. Thời điểm đó, những người trẻ tuổi như vậy được gọi là “những người tự do” ( furita, xuất phát từ chữ freeter, ghép từ chữ “free” – tự do trong tiếng Anh và từ “arbeiter” – công nhân trong tiếng Đức). Trước đó, nhiều phụ nữ đã kết hôn cũng được thuê làm lao động không chính thức.

Sau khủng hoảng kinh tế do bong bóng vỡ vào đầu những năm 1990, các công ty giảm số lượng tuyển dụng nhân viên mới và tăng cường thuê sinh viên mới tốt nghiệp với tư cách là lao động không chính thức. Xu hướng này gia tăng lên đáng kể vào cuối những năm 1990, nhiều sinh viên trẻ mới tốt nghiệp không thể tìm được việc làm chính thức, đánh dấu sự khởi đầu của “kỷ băng hà việc làm” (就職氷河期). Đặc biệt, những người tốt nghiệp trung học từ năm 1999 đến năm 2004, ở tầm tuổi gần 40 tuổi, là những người gặp khó khăn nhất khi tìm việc làm chính thức. Khác với hiện tượng khá đông sinh viên mới ra trường ở Bắc Mỹ và nhiều nước châu Âu không thể tìm được việc làm chính thức ngay lập tức, đây là lần đầu tiên điều này xảy ra ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. “Kỷ băng hà việc làm” khiến nhiều người không bao giờ kiếm được việc làm chính thức, luôn nhận mức lương thấp và  không thường xuyên.

Theo đánh giá, hệ thống lao động Nhật Bản đã có những thay đổi đáng kể trong những năm 1990. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên và các loại hình lao động không chính thức phát triển, quyền lực của các liên đoàn lao động bị suy giảm. Hơn nữa, khả năng có việc làm suốt đời đã giảm xuống. Các công việc chính thức luôn nêu ra giới hạn độ tuổi là 34 tuổi. Ngoài ra, việc chuyển đổi từ công việc không chính thức sang một vị trí chính thức cũng không dễ dàng, các doanh nghiệp muốn thuê lao động trẻ từ đầu hơn những nhân viên đã được tuyển dụng làm  lao động không chính thức. Những thay đổi này của thị trường việc làm đã có tác động mạnh mẽ đến xã hội như làm gia tăng các vụ tự tử vào khoảng cuối những năm 1990. Khoảng cách thu nhập giữa lao động chính thức và lao động không chính thức khá rõ ràng, vào năm 2003 thì thu nhập trung bình một tháng của một lao động chính thức khoảng 33,2 vạn yên, trong khi một lao động thời vụ chỉ có 15,1 vạn yên. Trong cùng một công việc cũng có khoảng cách giữa lao động chính thức và không chính thức, ví dụ như thu nhập mối tháng của nhân viên điều phối (Dispatched Worker) chính thức năm 2003 là 25,3 vạn yên, trong khi thu nhập  của nhân viên điều phối không chính thức chỉ có 21,8 vạn yên[3]. Hơn nữa, thu nhập của những lao động chính thức tăng theo độ tuổi, trái ngược với thu nhập của những người lao động không chính thức, khi tuổi càng lớn thì thu nhập càng giảm.

Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ lao động không chính thức (đơn vị tính: 1.000 người)

Nguồn: Bảng điều tra Lực lượng Lao động của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) (năm 2016)

Theo số liệu các cuộc điều tra đặc biệt về lực lượng lao động và bảng phân loại chi tiết điều tra lực lượng lao động từ năm 1993 cho đến năm 2012 của Viện Đào tạo và Chính sách Lao động Nhật Bản (Japan Institute for Labour Policy and Training - JILPT), tỷ lệ lao động chính thức đã giảm từ 79,2% năm 1993 xuống còn 64,8% năm 2012. Trong khi tỷ lệ lao động không chính thức, bao gồm nhân viên bán thời gian, nhân viên làm việc tự do và những kiểu nhân viên khác đã tăng từ 20,8% năm 1993 lên 35,1% năm 2012. Điều đó cho thấy thị trường lao động không chính thức Nhật Bản đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ vừa qua, cùng lúc đó có sự sụt giảm khá rõ về đội ngũ lao động chính thức. Trên thực tế, có thể thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng lao động không chính thức, đặc biệt là sau năm 1999, năm Luật sửa đổi nơi làm việc tạm thời (Amendment to Temporary Work Agency Law)[4] được thông qua. Tỷ lệ lao động không chính thức tăng vọt sau năm 1999, ví dụ sau 10 năm, con số này đã chiếm 33,7% lực lượng lao động vào năm 2009.

Để hình dung rõ hơn về sự gia tăng số lao động không chính thức ở các lứa tuổi cụ thể qua các năm, chúng ta có thể dựa vào bảng 1. Phần đầu của bảng 1 cho thấy tỷ lệ lao động không chính thức so với tổng số lao động làm công ăn lương, trong độ tuổi 25-34 đã tăng từ 20,5% năm 2002 lên 27,3% năm 2015. Điều này chứng tỏ số lao động không chính thức độ tuổi này tiếp tục tăng lên vào những năm 2000. Đồng thời, phần sau của bảng 1 cho thấy rằng tỷ lệ lao động không chính thức trong độ tuổi 35-44 đã tăng từ 24,6% năm 2002 lên 29,6% năm 2015. Điều này biểu thị lao động không chính thức ở nhóm tuổi trung niên (35–44) càng ngày càng gặp khó khăn để có được việc làm chính thức.

Đại dịch Covid-19 càng khiến lao động không chính thức thêm khó khăn. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, tỷ lệ có việc làm trên tổng số người nộp đơn xin việc năm tài chính 2020 (từ ngày 01/4/2020 tới hết ngày 31/03/2021) có ​​sự sụt giảm lớn nhất trong 46 năm, với mức giảm 0,45 điểm xuống 1,10 do việc tạm dừng tuyển dụng nhân viên của các doanh nghiệp. Tỷ lệ không có việc làm do Bộ Nội vụ và Truyền thông công bố ở mức 2,9%, tăng 0,6% so với năm tài chính 2019, cũng là mức tăng đầu tiên kể từ năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số lượng người thất nghiệp trong năm tài chính 2020 tăng 360.000 người lên 1,98 triệu người. Theo Tokyo Shoko Research- công ty báo cáo tín dụng hàng đầu của Nhật Bản, số vụ phá sản trong lĩnh vực nhà hàng chiếm khoảng 18% và trong lĩnh vực xây dựng - vốn phải đối mặt với sự trì hoãn và việc hủy bỏ nhiều dự án - chiếm khoảng 10% số vụ phá sản. Thu nhập của tầng lớp trung lưu truyền thống một năm giảm 15,8%, từ 8,05 triệu yên vào năm 2019 xuống 6,78 triệu yên vào năm 2020, và tầng lớp dưới (underclass) giảm 12% từ 4,46 triệu yên xuống 3,93 triệu yên. Tỷ lệ nghèo - chỉ số đề cập đến những người có thu nhập hộ gia đình thấp hơn một nửa mức trung bình của toàn bộ dân số - tầng lớp dưới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, tăng từ 32,7% lên 38%[5].

2. Đánh giá hai chiều về lao động không chính thức

Theo bản điều tra “Khảo sát về đa dạng hóa việc làm” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thực hiện năm 2014, tỷ lệ người lao động không chính thức cho rằng họ hài lòng hoặc phần nào hài lòng với công việc là 42,6%. Ngoài ra, lao động không chính thức có ít cơ hội phát triển kỹ năng hơn lao động chính thức. Trong bản điều tra “Khảo sát toàn diện về điều kiện việc làm của Người Nhật Bản” năm 2009 do JILPT thực hiện, 54,9% lao động chính thức cho rằng công việc hiện tại của họ có nhiều cơ hội mở rộng phạm vi công việc, trong khi chỉ có 40,5% lao động không chính thức đưa ra câu trả lời tương tự.

Nhiều ý kiến cho rằng những người không tìm được việc làm chính thức không phải do nguyên nhân kinh tế mà từ các yếu tố tâm lý và thái độ đối với công việc, nhất là những người trẻ tuổi. Họ cho rằng những người trẻ tuổi không đủ năng động và không biết liên hệ với xã hội một cách hiệu quả. Những người trẻ tuổi không có công việc chính thức bị coi là không có tham vọng, chưa trưởng thành, ăn bám, không có đạo đức nghề nghiệp, trái ngược với thế hệ cha mẹ họ[6]. Hình ảnh gắn liền với thuật ngữ lao động không chính thức đại diện cho một lối sống mới và một cách làm việc mới bao gồm sự tự do và từ chối cuộc sống bận rộn tập trung vào công việc. Bằng cách này, người trẻ tuổi có thể đạt được ước mơ của mình trong khi họ đang làm một công việc tạm thời. Nhật Bản luôn được coi là một xã hội tập thể bởi vì cuộc sống chú trọng vào nhu cầu và mục tiêu của một nhóm người hơn là nhu cầu và mong muốn của mỗi cá nhân, họ ít coi trọng bản thân hơn và có các giá trị xã hội hướng tới những gì tốt nhất cho cộng đồng và xã hội. Lòng tận tụy với một công ty là ví dụ hoàn hảo về thái độ hướng tới lợi ích tập thể, người nhân viên phải thể hiện các phẩm chất phù hợp, siêng năng, trung thành, cống hiến, hy sinh bản thân, làm việc chăm chỉ cho công ty mà họ được tuyển dụng[7]. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, chủ nghĩa tập thể đã chuyển sang khuynh hướng cá nhân, họ chọn việc không bị ràng buộc vào các công ty, coi trọng tự do cá nhân hơn là lợi ích chung của xã hội và quốc gia[8]. Theo quan điểm này, lao động không chính thức là những người ích kỷ, không đóng góp cho đất nước do họ có mức lương thấp và làm giảm sút ngân sách an sinh xã hội - nguồn vốn để trang trải chi phí của nhà nước trong tương lai, nhằm bảo hộ cho công dân trong những lúc cần thiết. Ngoài ra, còn có một số ý kiến phê phán gay gắt: “Hơn nữa, mức thu nhập thấp của họ là trở ngại đối với họ trong việc hình thành các gia đình mới, kìm hãm sự gia tăng tiêu dùng đồng thời làm trầm trọng thêm vòng xoáy đi xuống của tỷ lệ sinh (và sự thâm hụt hệ thống an sinh xã hội)”[9].

Ngược lại với những ý kiến chỉ trích trên, nhiều người cho rằng lao động không chính thức là một sự lựa chọn bắt buộc chứ không phải người lao động muốn vậy. Bảng khảo sát số 2 thể hiện mức độ hài lòng về cuộc sống của lao động chính thức và không chính thức trong độ tuổi tiền trung niên và trung niên, cả nam và nữ. Ở phía bên trái, bảng thể hiện mức độ hài lòng của lao động chính thức, còn bên phải của lao động không chính thức. Trong một so sánh tổng thể giữa bên trái và bên phải, lao động không chính thức (cả nam và nữ) “không hài lòng” hoặc “hơi không hài lòng” với tình trạng của họ hơn so với lao động chính thức. Trong số những người cho biết là “không hài lòng” hoặc “hơi không hài lòng” ở lao động không chính thức nam giới, thì có 51,8% trong độ tuổi tiền trung niên (ở lao động chính thức là 32,8%); 56,3% trong độ tuổi trung niên (đối tác chính thức là 31,7%); ở lao động không chính thức là nữ giới chưa chồng thì có 41,4% trong độ tuổi tiền trung niên (con số tương ứng ở lao động chính thức là 22%) và 47,7% trong độ tuổi trung niên (ở lao động chính thức là 25,8%)[10]. Bằng cách dựa vào dữ liệu chính thức này, chúng ta thấy rằng phần lớn người lao động không chính thức ở mọi lứa tuổi và giới tính không hài lòng với cuộc sống của mình.

Ở bảng 2, chúng ta có thể nhận thấy đối tượng phụ nữ đã kết hôn không được lựa chọn để trả lời khảo sát. Nguyên nhân do phụ nữ đã kết hôn khi đi làm công việc tạm thời phần lớn đã xác định đó chỉ là nguồn thu nhập phụ, công việc chính của họ là nội trợ. Vì vậy họ sẽ ít khi có thái độ không hài lòng với công việc tạm thời.

Trong bộ phim “Lao động tự do Tokyo” (Tokyo Freeters) năm 2010, Hiroki Iwabuchi[11] giải thích rằng khi anh chuẩn bị tốt nghiệp, một công ty xuất bản muốn mời anh làm việc. Thật không may là anh vẫn chưa có bằng tốt nghiệp và không được nhận vào làm ở công ty đó. Sáu tháng sau, anh  lấy được bằng tốt nghiệp nhưng thời gian  tuyển dụng đã hết. Lúc đó, anh đang làm việc bán thời gian, nên sau khi bỏ lỡ cơ hội vào công ty xuất bản, anh tiếp tục làm một nhân viên bán thời gian. Đây là một ví dụ cho thấy việc không xin được việc làm chính thức sau khi ra trường có thể ảnh hưởng tới con đường kiếm sống về sau như thế nào. Trong trường hợp này, rõ ràng Hiroki muốn có công việc chính thức, sau khi có bằng tốt nghiệp, anh đã cố gắng thi lại nhưng thời gian tuyển dụng đã hết.

Bảng 2: Mức độ hài lòng về lối sống của lao động chính thức

và lao động không chính thức (đơn vị tính: %)

Nữ giới chưa kết hôn, tiền trung niên

Nữ giới chưa kết hôn, trung niên

Nguồn: Bảng câu hỏi khảo sát về nghề nghiệp và phong cách làm việc, Viện Đào tạo và Chính sách Lao động Nhật Bản (Japan Institute for Labour Policy and Training – JILPT, 2017).

Tóm lại, một luồng dư luận xã hội cho rằng lao động không chính thức là những người lười biếng, không có tham vọng, không muốn kết hôn, không tôn trọng thế hệ cũ, không quan tâm đến công việc ổn định và giúp ích cho nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, từ các cuộc phỏng vấn và bảng khảo sát, có thể thấy họ không có chủ ý làm công việc không chính thức, cũng như không muốn có công việc và cuộc sống như vậy. Họ muốn có một công việc chính thức với mức lương ổn định để có thể thuê được nhà,  từ đó có thể tạo dựng một gia đình. Nếu không mong muốn công việc chính thức thì họ đã không bày tỏ sự không hài lòng của mình như bảng 1. Theo Makoto Yuasa, cho đến những năm 1990, xã hội Nhật Bản có ba “cái ô”. Chiếc đầu tiên là Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ ngành công nghiệp. Dưới chiếc ô chính này có các tập đoàn, mỗi tập đoàn đều có ô riêng. Bên dưới, các nhà thầu và những nhân viên trọn đời (tức là những người có công việc chính thức), che chở cho họ và gia đình họ. Tuy nhiên, khi ba chiếc ô đóng lại, vẫn có người bị loại ra khỏi hệ thống[12].

Qua những số liệu trên, chúng ta có thể hình dung phần nào về lực lượng lao động không chính thức của Nhật Bản, về hoàn cảnh ra đời, những thiệt thòi cũng như thách thức của họ, nhất là trong bối cảnh đại dịch gần đây. Vấn đề lao động không chính thức ở Nhật Bản luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu xã hội, nhất là khi số lượng của họ có chiều hướng gia tăng do đại dịch Covid-19, kéo theo những hệ lụy không dễ gì giải quyết một sớm một chiều. Để giải quyết những hệ lụy này, cần có sự phối hợp và đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng, cũng như sự  nghiên cứu kỹ lưỡng của chuyên gia nhiều lĩnh vực.

1. Phan Cao Nhật Anh (2009), “Lao động không chính thức ở Nhật Bản”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6(100)/2009, tr. 33-38.

2. Phan Cao Nhật Anh (2010), “Một số vấn đề về lao động và việc làm của Nhật Bản sau khủng hoảng tài chính 2008-2009”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (116)/2010, tr. 56-62.

3. Viviana Papasidero (2019), The Freeter Phenomenon in the Japanese Labour Market: A different perspective, Faculty: Faculty of Humanities; Specialisation: Politics, Society and Economy of Asia (MA) (60EC), Leiden University, Holland.

4. Daisuke Kobayashi (2011),「フリーター」のタイプと出身階層 ("Phân loại xuất thân và các dạng của furita", tuyển tập Lý luận và Phương pháp, số 2(26)/2011, Học hội Xã hội học Toán học Nhật Bản, tr. 287-302.

5. “Are Furita Becoming a Problem in Japan?”, https://guidable.co/work/freeters-are-furita-becoming-a-problem-in-japan/.

6. “The Challenges Facing Japan’s Underclass”, https://www.nippon.com/en/in-depth/d00691/.

7. “The Freelance Revolution Comes To Japan”, https://www.forbes.com/sites/jonyou nger/2019/03/09/the-freelance-revolution-comes-to-japan-an-update/?sh=4e4b49d11f7d.

8. “Japan’s growing ‘underclass’ creaks under weight of pandemic”,  https://www. japantimes.co.jp/news/2021/09/30/national/pandemic-wealth-gap/.

[1] TS., Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

[2] Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập).

[3] Nguồn: Điều tra “Khảo sát về đa dạng hóa việc làm” năm 2004, do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thực hiện.

[4] Luật sửa đổi nơi làm việc tạm thời được ban hành năm 1999, thiết lập hệ thống danh sách công việc bị cấm, và cho phép tất cả các ngành nghề có thể tuyển lao động tạm thời, ngoại trừ những công việc trong danh sách công việc bị cấm.

[6] Adachi, T. (2006), The career consciousness among youth and career development support: A study focusing on university students , Japan Labour Review, No. 3 (2),  p.28-42, Japan.

[7] Dasgupta, R. (2000), “Performing Masculinities? The “Salary man” at Work  and Play”, Japanese Studies, No. 20(2), p.189-200, Japan.

[8] Oyama, N. (1990), Some Recent trends  in Japan values: beyond the individual – collective dimension, International Sociology, No. 5(4), p. 445-459, Japan.

[9] Hook, G., & Hiroko, T. (2007),  “Seft- Responsbility” and the Nature of  Postwar Japanese State :Risk through the Looking Glass, Journal of Japanese Studies, No. 33(1), p.93-123, Japan, tr. 117-118.

[10] Bảng câu hỏi khảo sát về nghề nghiệp và phong cách làm việc, Viện Đào tạo và Chính sách Lao động Nhật Bản (Japan Institute for Labour Policy and Training – JILPT, 2017).

[11] Hiroki Iwabuchi cũng là đạo diễn một bộ phim tự truyện “Người làm part-time cố định trong cảnh khốn khổ” (A permanent part-timer in distress) năm 2009. Trong phim, anh là một người làm việc bán thời gian cố định vào các ngày trong tuần làm việc tại một nhà máy với mức lương 1.250 yên một giờ và vào cuối tuần làm công việc tạm thời bình thường ở Tokyo. Anh tham gia các cuộc biểu tình được tổ chức để giành quyền cho những người lao động không chính thức. Đây là bộ phim tài liệu trong năm anh làm công việc tạm thời từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007. Bộ phim ghi lại những ngày anh suy nghĩ về việc liệu có bất kỳ giá trị nào trong cuộc sống của “những người làm công việc bán thời gian cố định” được dán nhãn là kẻ thất bại và nô lệ hay không, và tự hỏi điều này sẽ kéo dài bao lâu.

[12] Theo bộ phim tài liệu “Tokyo freeters” (2010) do Marc Petitjean đạo diễn và Delphine Morel TS Productions sản xuất.

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Đây có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương. Đặc biệt, trong rác thải y tế có khoảng 5% là rác thải nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế, trong số đó lẫn với rác thải nguy hại (thuốc , hóa chất..). Thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải nhựa này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường.

Để khắc phục vấn đề rác thải nhựa tại Việt nam, cần có lộ trình, giải pháp thu hút đầu tư và công nghệ các lĩnh vực: Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế các thành phần rác thải nhựa: Sử dụng vật liệu thay thế túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần; công nghệ tái chế rác thải túi nilon, rác thải nhựa.

Một số giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Các quốc gia đã đưa ra nhiều chiến lược cụ thể để có thể cải thiện. Trong đó, trung hòa nhựa là một giải pháp thu hút nhiều sự quan tâm, hoạt động trên nguyên tắc thu gom, sau đó tái chế lượng rác thải nhựa tương ứng với lượng sản phẩm nhựa được sử dụng trong bao bì hoặc sản phẩm tung ra thị trường để tái chế hoặc tái sử dụng. Khái niệm trung hòa nhựa này được giới thiệu nhằm ngăn rác thải nhựa chưa qua xử lý bị đưa ra môi trường và hệ sinh thái và khuyến khích việc xây dựng các hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm xử lý chúng.

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa, từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện, cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Cần quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực. Đẩy nhanh việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế. Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thúc đẩy phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới.

Thứ hai, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, áp dụng khoa học - công nghệ vào các ngành, đặc biệt là xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu mới. Quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.

Thứ ba, điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; kiểm soát, thu hút có chọn lọc dự án đầu tư trên cơ sở xem xét các yếu tố về quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, kỹ thuật môi trường và vị trí thực hiện dự án. Xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải.

Thứ tư, để mở rộng nền kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất cần phải thay đổi tư duy, thay vì sản xuất sản phẩm càng nhanh, càng rẻ càng tốt, thì độ bền của sản phẩm và quy trình sản xuất bền vững mới là yếu tố then chốt. Sản phẩm cần được thiết kế sao cho dễ dàng tái chế nếu muốn chúng không phải kết thúc số phận ở các bãi chôn rác. Ngoài ra, cần thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.

Thứ năm, xây dựng chiến lược truyền thông về kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn, tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển đưa vào tái sử dụng, tái chế được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Tầm nhìn và trách nhiệm của Việt Nam về rác thải nhựa

Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống. Luật này được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các doanh nghiệp chung tay hưởng ứng.

Tháng 6-2019, có 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã cùng nhau đồng sáng lập nên Tổ chức Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để biến rác thải thành tài nguyên thay vì thải ra môi trường.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhấn mạnh kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng hiện nay. Hơn thế nữa, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau. EPR được coi là một cơ chế hiệu quả, thành công và đem lại nhiều lợi ích to lớn về môi trường, xã hội và kinh tế, là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa, cùng sự chung tay hành động của doanh nghiệp, của người dân, chắc rằng chúng ta sẽ thành công trong hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường Việt Nam thật sự xanh, sạch, đẹp./.