Tra Cứu Bảo Hiểm Y Tế Bằng Cmnd

Tra Cứu Bảo Hiểm Y Tế Bằng Cmnd

Người dân có thể tra cứu thông tin thẻ BHYT, bao gồm thời hạn sử dụng và thời điểm đủ 5 năm liên tục, trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc trên ứng dụng VssID.

Người dân có thể tra cứu thông tin thẻ BHYT, bao gồm thời hạn sử dụng và thời điểm đủ 5 năm liên tục, trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc trên ứng dụng VssID.

Cách tra cứu bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID

VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số của BHXH Việt Nam được cài đặt trên thiết bị điện thoại di động. Ứng dụng giúp người dân có thể tra cứu, theo dõi, cập nhật các thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng, thời hạn sử dụng thẻ BHYT của mình một cách tiện lợi, nhanh chóng và chính xác.

Để sử dụng VssID, người dân cần có tài khoản BHXH hoặc tài khoản định danh điện tử cá nhân để đăng nhập và sử dụng các chức năng trên VssID.

Người dân có thể sử dụng ứng dụng VssID để tra cứu BHYT gồm:

(2) Xem hình ảnh thẻ BHYT và sử dụng thẻ BHYT điện tử.

(3) Tra cứu quá trình tham gia BHYT.

(4) Lịch sử sổ khám chữa bệnh BHYT và giấy được cấp theo thông tư 56/2017/TT-BYT.

(5) Tra cứu tổ chức dịch vụ thu BHYT.

(6) Tra cứu cơ sở khám chữa bệnh hưởng BHYT.

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đã chấp nhận người bệnh xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên VssID hay sử dụng thẻ BHYT điện tử trên VssID khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Do vậy để tra cứu thẻ BHYT trên VssID bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID trên điện thoại.

Các bước tra cứu thẻ BHYT trên VssID

Bước 2: Trong chức năng "Quản lý cá nhân" chọn "THẺ BHYT"(1) và xem kết quả.

Bước 3: Nhận kết quả và thẻ BHYT điện tử. Bạn có thể xem chi tiết toàn bộ thông tin về thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

- Thông tin cá nhân (Họ tên, ngày sinh, giới tính).

- Thông tin thẻ BHYT (Số thẻ BHYT, Nơi ĐKKCBBĐ, Thời điểm 5 năm liên tục).

- Thông tin Quyền lợi hưởng BHYT.

Bên cạnh đó trong trường hợp phải xuất trình thẻ BHYT cho nhân viên y tế. Bạn có thể sử dụng thẻ BHYT điện tử bằng cách chọn "Sử dụng thẻ" (2) tính năng hiển thị mã QR code chứa thông tin thẻ BHYT điện tử trên VssID. Người bệnh khi khám chữa BHYT có thể xuất trình mã này thay cho thẻ BHYT giấy căn cứ theo quy định tại Công văn số 1493/BHXH-CSYT đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2021.

Ngoài ra bạn cũng có thể xuất trình "Hình ảnh thẻ" (3) trên VssID dùng thay thế cho thẻ BHYT giấy khi bệnh nhân đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Để tra cứu quá trình tham gia BHYT qua app VssID bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào app VssID trên điện thoại.

3 bước tra cứu quá trình đóng BHYT trên VssID

Bước 2: Trong "QUẢN LÝ CÁ NHÂN" chọn "QUÁ TRÌNH THAM GIA"(1) Sau đó chọn "BHYT"(2)

Bước 3: Xem kết quả tra cứu quá trình tham gia BHYT gồm:

- Tổng thời gian tham gia BHYT.

- Các khoảng thời gian đóng BHXH tại mỗi đơn vị sử dụng lao động kèm chi tiết mức tiền lương đóng BHYT.

Sổ khám chữa bệnh trên VssID là tiện ích giúp người tham gia lưu lại lịch sử khám chữa bệnh hàng năm gồm các thông tin chi tiết về ngày vào, ngày ra và tên bệnh. Bên cạnh đó là các thông tin (số seri, loại chứng từ, ngày cấp, trạng thái) của giấy tờ được cấp theo Thông tư 56/2017/TT-BYT. Để tra cứu sổ khám chữa bệnh BHYT trên VssID bạn thực hiện theo hướng dẫn gồm các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID

Các bước tra cứu sổ khám chữa bệnh BHYT trên VssID

Bước 2: Trong "QUẢN LÝ CÁ NHÂN" chọn "SỔ KHÁM CHỮA BỆNH" (1)

Bước 3: Nhận kết quả là thông tin về lịch sử (2) khám chữa bệnh BHYT và các loại giấy tờ được cấp theo Thông tư 56/2017/TT-BHYT (3) của bạn sẽ được thống kê và liệt kê chi tiết hằng năm từ đó giúp người tham gia BHYT có thể kiểm tra được toàn bộ quá trình khám chữa bệnh hưởng BHYT trước đó.

Tra cứu bảo hiểm y tế bằng thẻ bảo hiểm y tế

Người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng thẻ BHYT theo dạng là thẻ BHYT giấy và thẻ BHYT điện tử. Trên thẻ này đều được in các thông tin về việc tham gia BHYT của người tham gia. Do đó mà thông qua thẻ BHYT người dân có thể tra cứu được một số thông tin BHYT quan trọng, như: Thông tin cá nhân, mã số thẻ BHYT, mức hưởng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, giá trị sử dụng thẻ, thời điểm đủ 5 năm liên tục, nơi cấp đổi thẻ BHYT...

Hiện nay mẫu thẻ BHYT mới nhất đang là mẫu thẻ được sử dụng từ ngày 01/4/2021. Theo đó mã số thẻ BHYT của chủ thẻ là dãy "Mã số:xxxxxxx" được in trên mặt trước của thẻ.

Mã thẻ BHYT là dãy 10 số in trên mặt trước của thẻ BHXH mẫu mới

Như vậy, với thẻ BHYT theo mẫu mới: Mã thẻ BHYT mới gồm có 10 ký tự số cũng chính là mã số BHXH được in trên mặt trước của thẻ.

Còn đối với thẻ BHYT mẫu cũ: Mã thẻ BHYT là dãy gồm 10 số cuối trong dãy gồm 15 ký tự cũng được in trên mặt trước của thẻ.

Mức hưởng BHYT không thể hiện trực tiếp trên thẻ. Thay vào đó người tra cứu cần nhận biết mức hưởng thông qua các quy định về ký hiệu là ký tự số hoặc chữ cái áp dụng đối với cả 2 mẫu thẻ mới và cũ, cụ thể:

Các ký tự số thể hiện mức hưởng bảo hiểm y tế

- Đối với thẻ BHYT theo mẫu mới: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự theo số thứ tự từ 1 đến 5 là ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.

- Đối với thẻ BHYT theo mẫu cũ: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự, thể hiện ở ký tự thứ 3 (thuộc ô thứ 2) trong dãy mã số được ký hiệu bằng số từ 1 đến 5 là mức hưởng BHYT.

Căn cứ Quyết định 1351/QĐ-BHXH, tương ứng với từng ký tự, người tham gia BHYT sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) theo các mức sau:

Ký hiệu bằng số 1: Được thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế (VTYT) và dịch vụ kỹ thuật (DVKT) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán DVKT, chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Ký hiệu bằng số 2: Được thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.

Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.

Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển.

Lưu ý: Trên thẻ BHYT ký tự K1, K2, K3 được in trên thẻ BHYT thể hiện khu vực nơi người tham gia BHYT sinh sống. Khi tự đi KCB không đúng tuyến, bệnh nhân có mã ký tự này được hưởng 100% chi phí KCB BHYT do quỹ BHYT thanh toán đối với các tuyến huyện, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương mà không cần giấy chuyển tuyến.

Ký hiệu K1: mã khu vực nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.

Ký hiệu K2: mã khu vực nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Ký hiệu K3: mã khu vực nơi người dân sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của pháp luật.

Giá trị sử dụng của thẻ BHYT được in trên mặt trước của thẻ thể hiện rõ thời điểm thẻ bắt đầu có hiệu lực sử dụng từ ngày nào? và thời điểm đủ 05 năm liên tục từ ngày nào?

Xem giá trị sử dụng của thẻ BHYT được in trên thẻ BHYT

Chú ý: Trên thẻ BHYT giấy nếu không ghi thời hạn sử dụng của thẻ BHYT thì khi gia hạn thẻ, người sở hữu có thể tiếp tục sử dụng thẻ cũ mà không cần đổi thẻ mới.

Trong trường hợp thông tin thẻ bị sai hoặc mất người có thẻ BHYT cần cấp, đổi thẻ BHYT mới có thể đến nơi cấp đổi thẻ BHYT ghi trên thẻ BHYT để được hỗ trợ làm thủ tục.