Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn Tiếng Nhật

Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn Tiếng Nhật

Tiếng Anh hiện nay là một điều kiện rất quan trọng đối với người đi làm. Nhiều công ty cũng đưa những câu hỏi bằng tiếng Anh vào bài phỏng vấn ứng viên. Nếu bạn đang chuẩn bị cho một bài phỏng vấn tiếng Anh thì hãy tham khảo ngay một số câu hỏi và câu trả lời mẫu trong bài viết dưới đây của MochiMochi nhé!

Tiếng Anh hiện nay là một điều kiện rất quan trọng đối với người đi làm. Nhiều công ty cũng đưa những câu hỏi bằng tiếng Anh vào bài phỏng vấn ứng viên. Nếu bạn đang chuẩn bị cho một bài phỏng vấn tiếng Anh thì hãy tham khảo ngay một số câu hỏi và câu trả lời mẫu trong bài viết dưới đây của MochiMochi nhé!

Câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn tiếng Anh

1.1. Tell me about yourself. (Hãy giới thiệu về bản thân bạn.)

Câu hỏi giới thiệu về bản thân là phần không thể thiếu trong buổi phỏng vấn, thường là câu hỏi đầu tiên bạn nhận được.

Mục đích của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng nắm được thông tin tổng quan về kinh nghiệm trước đó của bạn, tính cách, năng lực, phong cách làm việc của bạn và là cơ sở để đặt thêm những câu hỏi khác xoay quanh thông tin bạn đề cập trong câu trả lời.

Hi, my name’s My and I’m currently 23 years old. I graduated from National Economics University majoring in Human Resources. Previously, I had a 6-month internship working for FPT software as a Recruitment trainee, where I mainly focused on screening profiles, calling candidates and arranging interviews among clients and applicants. Due to the nature of this job, I would often find myself as a person who is willing to do & eager to learn.

(Xin chào, tôi tên là My và hiện 23 tuổi. Tôi tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành Nhân sự. Trước đây, tôi đã có thời gian thực tập 6 tháng tại FPT Software với vị trí TTS Tuyển dụng. Tôi chủ yếu tập trung sàng lọc hồ sơ, gọi điện ứng viên và sắp xếp phỏng vấn giữa khách hàng và ứng viên. Do tính chất của công việc, tôi thấy mình là người sẵn sàng làm và ham học hỏi.)

1.2. What are your strengths & weaknesses? (Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?)

Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này để đánh giá bạn có hiểu rõ bản thân mình hay không, qua đó đánh giá mức độ phù hợp với công việc của bạn.

I think I’m quite proud of myself because of the fact that I’m a fast learner, as well as being detail-oriented. This makes me adaptable and reliable in many situations. I am also very careful and pay close attention to detail, which ensures that my work is always of high quality. Nevertheless, I could tell you that I’m an impatient person, who is a strong hurry up driver, wanting to get things done quickly. This leads to some moments that I usually make mistakes. However, I’m on the way to make improvements by taking step by step carefully when doing something to make sure that everything is done in a correct way.

(Tôi nghĩ rằng tôi khá tự hào về bản thân vì thực tế là tôi là một người học hỏi nhanh, cũng như tỉ mỉ. Điều này giúp tôi dễ thích nghi và có thể tin cậy trong nhiều tình huống. Tôi cũng rất cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết, nhằm đảm bảo công việc luôn đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng mình là một người thiếu kiên nhẫn, là người khá vội vàng và muốn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến một số lần mà tôi mắc lỗi. Tuy nhiên, tôi đang dần cải thiện bằng cách làm cẩn thận từng bước một khi làm điều gì đó để đảm bảo rằng mọi thứ đều được thực hiện đúng cách.)

1.3. Tell us about your education. (Hãy nói tôi biết thêm về việc học của bạn.)

Với câu hỏi này, bạn có thể giới thiệu thêm về trường Đại học và những chứng chỉ học thuật mà bạn có.

Ngoài ra bạn có thể kéo dài câu trả lời bằng cách liệt kê các môn học chuyên ngành, những công việc làm thêm trong trường, điểm GPA, có đạt học bổng không,.. Đó sẽ là những điểm cộng trong các mắt các nhà tuyển dụng.

I graduated from National Economics University with a Bachelor of Arts (BA) in Human Resources. Some of my main course works are HR Management, Organizational Behavior, Strategic HR Management. During my studies, I was also honored to receive four scholarships.

(Tôi tốt nghiệp từ trường Đại học kinh tế quốc dân với bằng cử nhân Quản trị nhân lực. Một vài môn học chính của tôi là Quản trị nhân lực, Hành vi tổ chức và Quản trị nhân lực chiến lược. Trong quá trình học, tôi cũng vinh dự nhận được 4 học bổng từ trường.)

1.4. Why do you want this job? (Tại sao bạn lại muốn công việc này?)

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu lý do bạn chọn vị trí công việc này cũng như động lực ứng tuyển vị trí này của bạn là gì.

I’m drawn to this job position because it aligns with my passion for HR management and my career goals in recruitment. Also, working for the best of the best international companies is the greatest chance for me to develop my vertical knowledge in recruitment activities as well as to gain hands-on experience for my career advancement.

(Tôi quan tâm đến vị trí này vì nó phù hợp với đam mê của tôi về quản lý nhân sự và mục tiêu nghề nghiệp của tôi trong lĩnh vực tuyển dụng. Ngoài ra, làm việc cho những công ty quốc tế là cơ hội lớn để tôi phát triển kiến ​​thức chuyên sâu về hoạt động tuyển dụng cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế để thăng tiến trong sự nghiệp.)

1.5. Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?)

Câu hỏi này nhằm tạo cơ hội để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp với công việc.

I must admit that I am relatively inexperienced in the HR field, where everything feels entirely new to me. However, my experience in my previous internship has equipped me with valuable skills, which I am confident I can apply to make a significant contribution to your team. My strong work ethic, dedication to continuous learning, and passion for creating a positive employee experience make me an ideal candidate for this role.

(Tôi phải thừa nhận tôi còn thiếu kinh nghiệm liên quan đến ngành nhân sự, mọi thứ về lĩnh vực này vẫn còn rất mới mẻ với tôi. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong kỳ thực tập trước đây đã trang bị cho tôi những kỹ năng quý giá mà tôi có thể tự tin áp dụng để đóng góp cho hội nhóm của bạn. Với tinh thần làm việc chăm chỉ, sự hăng say với việc học hỏi và niềm đam mê tạo ra trải nghiệm tích cực cho nhân viên thì tôi tự tin mình là một ứng viên lý tưởng cho vị trí này.)

1.6. What are your short term goals? (Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)

Với câu hỏi này, hãy trả lời điều bạn mong muốn được cống hiến cho công ty mới và thể hiện sự tự tin và nhiệt huyết của bản thân.

I currently want a position that inspires me to dedicate my skills and knowledge to a company’s growth and success. Contributing to a thriving organization is a key driver for my immediate career goals.

(Tôi hiện muốn tìm kiếm một vị trí mang cho tôi cảm hứng cống hiến năng lực và kiến ​​thức của mình cho sự phát triển và thành công của công ty. Đóng góp cho một tổ chức thịnh vượng là động lực chính cho các mục tiêu nghề nghiệp trước mắt của tôi.)

1.7. What are your long term goals? (Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)

Tương tự với mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể mở rộng và cụ thể hóa mục tiêu cho tương lai dài hơn.

My long term goals right now probably I want to be in a management position. Firstly, it would benefit me because of the perks and good salary. However, another reason that I want to be in a management position is that that way I can challenge myself, to prove to myself that I can achieve a harder goal.

(Mục tiêu dài hạn của tôi bây giờ có lẽ là tôi muốn ở vị trí quản lý. Đầu tiên nó sẽ có lợi cho tôi vì những đặc quyền và mức lương tốt. Tuy nhiên, một lý do khác khiến tôi muốn ở vị trí quản lý là để tôi có thể thử thách bản thân, để chứng minh với bản thân rằng tôi có thể đạt được mục tiêu khó hơn.)

Achieve a harder goal: đạt được mục tiêu khó hơn

1.8. Why did you leave your last job? (Tại sao bạn lại nghỉ công việc cũ?)

Câu hỏi này sẽ dễ khiến bạn bối rối khi phỏng vấn nhưng đừng lo lắng, hãy trả lời một cách khéo léo và cũng không nên quá thành thực nếu đó là lý do không tốt nhé, điều này sẽ gây bất lợi cho bạn.

I actually enjoyed my previous role at the last company, but I was ultimately looking for an opportunity to specialize in talent acquisition, take on more responsibility and broaden my skills.

(Tôi thích vị trí trước đó tại công ty cũ, tuy nhiên đến cuối cùng tôi vẫn muốn tìm cơ hội để tập trung vào chuyên môn tuyển dụng, đảm nhận nhiều trách nhiệm và mở rộng thêm các kỹ năng của bản thân.)

1. 9. What do you know about our company? (Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?)

Đây là một câu hỏi quan trọng đối với các nhà tuyển dụng vì thông qua câu hỏi này họ có thể đánh giá xem bạn biết gì về công ty, bạn có thực sự quan tâm tới công ty hay chỉ nộp hồ sơ vào bừa.

Bạn nên tìm hiểu kĩ về vị trí mình tuyển dụng, văn hóa làm việc của công ty và công ty làm về gì để có thể trả lời câu hỏi này một cách chuyên nghiệp.

I know XTech is a rising star in the world of technology, blazing a trail with its innovative solutions that bridge the gap between human needs and the ever-evolving digital landscape. On top of that, I’ve heard the company has good perks and the staffs are friendly.

(Tôi biết XTech là một ngôi sao đang lên trong giới công nghệ, dẫn đầu với các giải pháp sáng tạo giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu của con người và bối cảnh kỹ thuật số ngày càng phát triển. Hơn hết, tôi nghe nói công ty có chế độ đãi ngộ tốt và nhân viên rất thân thiện.)

1. 10. Tell me your biggest challenge. How do you deal with that? (Hãy kể cho tôi về nhiệm vụ lớn nhất bạn từng phải trải qua. Bạn đã đối mặt/giải quyết nó như thế nào?)

Câu hỏi này được dùng để đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề và kiểm tra khả năng thích nghi và sự linh hoạt của bạn trong các tình huống khó khăn và thử thách.

During my last internship, there’s a time when I was suddenly allocated a job that I had no idea about what it is. However, instead of waiting for instruction from my manager, I spent my weekend doing research and quickly learned terminologies relating to the job, then came up with some approaches to contact the right candidates. This ended up being so effective that both of us are able to save business hours for other things instead of a training session.

(Trong lần thực tập gần đây nhất, có lần tôi bất ngờ được giao một công việc mà tôi không hề biết đó là gì. Tuy nhiên, thay vì chờ chỉ đạo từ quản lý, tôi dành thời gian cuối tuần để nghiên cứu và nhanh chóng học các thuật ngữ liên quan đến công việc, từ đó nghĩ ra một số cách để liên hệ với ứng viên phù hợp. Việc này đã có hiệu quả, giúp cả hai chúng tôi đều có thể tiết kiệm thời gian cho những việc khác thay vì dành thời gian đào tạo.)

1. 11. How do you handle change? (Bạn thích ứng với sự thay đổi như thế nào?)

Đây cũng là một câu hỏi đánh giá khả năng thích ứng của bạn. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với một môi trường mới hay không.

Throughout my academic career and professional experiences, I’ve handled various changes, including new roles or positions within a school setting and relocation during an internship. I believe I have the adaptability and time management skills, which help me handle changes well.

(Trong suốt quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn của mình, tôi đã phải đối mặt với nhiều thay đổi khác nhau, bao gồm việc luân chuyển các vai trò hoặc vị trí mới trong môi trường ở trường học và việc chuyển địa điểm trong thời gian thực tập. Tôi tin rằng mình có khả năng thích ứng và quản lý thời gian tốt, giúp tôi xử lý tốt những thay đổi mới.)

1. 12. What do you expect from your boss/director? (Bạn có trông đợi gì từ sếp của bạn?)

Khi đi phỏng vấn công việc, bạn sẽ có những kỳ vọng về người trực tiếp dẫn dắt bạn. Về phía nhà tuyển dụng thì câu trả lời của bạn liên quan đến cấp trên cũng sẽ giúp họ có thêm cơ sở để đánh giá.

I expect my boss to be a strong leader who provides clear direction and sets achievable goals. It’s important for me to understand the bigger picture and how my work contributes to the team’s and company’s success.

(Tôi kỳ vọng sếp của tôi phải là một lãnh đạo mạnh mẽ, người đưa ra định hướng rõ ràng và đặt ra các mục tiêu khả thi. Điều quan trọng là tôi có thể nắm được bức tranh toàn cảnh và công việc của tôi đóng góp như thế nào vào sự thành công của nhóm và công ty.)

1. 13. Describe a conflict that you had before? (Group/Teammate/Peers) (Miêu tả một xung đột bạn đã gặp phải trước đây với nhóm/đồng nghiệp?)

Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra xem bạn có tinh thần hợp tác hay không. Đồng thời, kiểm tra bạn có khả năng giải quyết và phòng ngừa mâu thuẫn xảy ra khi làm việc trong một tập thể hay không.

While discussing the topic for our final assignment, a teammate proposed an idea I initially disagreed with due to its complexity and lack of available information. Instead of researching the topic, I chose to debate based on my intuition. This led to tensions, and she considered leaving the team. It took me a while to realize my mistake and acknowledge her intelligence. Recognizing her value, I admitted my error, and expressed my sincere desire to have her on the team. The result was together we worked harmoniously, achieving success in the course.

(Trong khi thảo luận về chủ đề cho bài tập cuối kỳ của chúng tôi, một người bạn cùng nhóm đã đề xuất ý tưởng mà ban đầu tôi không đồng ý do nó phức tạp và thiếu thông tin sẵn có. Thay vì nghiên cứu chủ đề, tôi chọn cách tranh luận dựa trên trực giác của mình. Điều này dẫn đến căng thẳng giữa hai bên, và cô ấy thậm chí đã nghĩ đến việc rời khỏi đội. Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra sai lầm của mình và ghi nhận ý tưởng của cô ấy. Khi đã nhận ra giá trị của cô ấy, tôi đã thừa nhận lỗi của mình, bày tỏ mong muốn chân thành về vai trò của cô ấy trong nhóm. Kết quả là chúng tôi đã cùng nhau làm việc hài hòa và đạt được kết quả cao trong môn học đó.)

1.14. How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự định làm việc trong công ty chúng tôi trong bao lâu?)

Câu hỏi này chỉ đơn giản hỏi về thời gian bạn sẽ gắn bó với công ty bạn đang ứng tuyển. Hãy trả lời một cách thành thực nhé!

I’m looking for a long-term, fulfilling career. I’ve heard good feedback from this company on multiple websites in terms of how friendly the staff are and also salary and perks. If there are possibilities to develop my skills and contribute meaningfully here, I see myself staying for a long time.

(Tôi đang tìm kiếm cơ hội để phát triển một sự nghiệp lâu dài và khiến tôi cảm thấy thỏa mãn. Tôi đã nghe nhiều đánh giá tích cực về công ty trên trang các website về sự thân thiện của nhân viên cũng như mức lương và các quyền lợi khác. Nếu có cơ hội phát triển kỹ năng của mình và đóng góp một cách có ý nghĩa ở đây, tôi nghĩ mình sẽ ở lại lâu dài.)

1.15. Do you have any questions for us so far? (Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?)

Đây là dấu hiệu cho biết nhà tuyển dụng đã hết câu hỏi dành cho bạn. Bạn có thể đặt những câu hỏi về những vấn đề bạn quan tâm mà chưa được đề cập trong buổi phỏng vấn.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể tham khảo: