Sáng ngày 25/10/2020, Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp phối hợp với Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang - Futa Bus Lines tổ chức lễ khai trương 09 tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Sáng ngày 25/10/2020, Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp phối hợp với Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang - Futa Bus Lines tổ chức lễ khai trương 09 tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 10339/UBND-CN, ngày 22/10/2021 về việc triển khai các văn bản của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Sở Giao thông vận tải tuyên truyền, phổ biến các nội dung sau:
1. Quy định tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 được ban hành kèm theo Quyết định số 1782/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải;
2. Quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 được ban hành kèm theo Quyết định số 1840/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải;
3. Công văn số 11037/BGTVT-VT ngày 20/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc phối hợp chỉ đạo triển khai Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. (Có văn bản gửi kèm).
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của cục đường bộ việt nam
______________________________________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ,
Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
Cục đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội
Tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Road Administration, viết tắc là VRA.
1. Xây dựng trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án về phát triển giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về đường bộ; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ theo phân công của Bộ trưởng.
3. Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, các chế độ, chính sách và quy chế quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ theo phân công của Bộ trưởng.
4. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành sau khi được ban hành hoặc phê duyệt.
5. Chủ trì hoặc phối hợp trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường bộ.
6. Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Trình Bộ trưởng quyết định các dự án đầu tư theo thẩm quyền; quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý; quyết định đầu tư và tổ chức quản lý các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
b) Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự án, dự toán các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật;
c) Quản lý nguồn vốn bảo trì đường bộ theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; công bố đóng, mở các quốc lộ theo ủy quyền của Bộ trưởng;
d) Xây dựng trình Bộ trưởng cơ chế tạo nguồn vốn cho công tác bảo trì đường bộ và tổ chức thực hiện;
đ) Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh và công nhận các quốc lộ, phân cấp ủy thác cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý một số đoạn, tuyến quốc lộ;
e) Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc cấp giấy lưu hành và hoạt động của xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích trong phạm vi toàn quốc;
g) Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ; thẩm định an toàn giao thông; tổ chức đảm bảo giao thông trên trên đường đang khai thác; tham gia xử lý tai nạn giao thông trên đường bộ;
h) Theo dõi và phối hợp chỉ đạo công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai của ngành đường bộ.
7. Về phương tiện cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng :
a) Tham gia xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, thiết bị tham gia giao thông vận tải đường bộ được nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sử dụng ở Việt Nam (trừ phương tiện cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh);
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng ôtô;
c) Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức thực hiện đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trong phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện phục vụ mục đích an ninh quốc phòng).
8. Xây dựng trình bộ trưởng ban hành các quy định về:
a) Điều kiện, năng lực, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ phải được đào tạo sát hạch đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải đường bộ;
b) Quản lý việc đào tạo, cấp bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng.
c) Điều kiện, tiêu chuẩn thành lập, hoạt động của các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải đường bộ;
d) Điều kiện, tiêu chuẩn của người đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ;
đ) Đào tạo và cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, thẻ sát hạch viên; trực tiếp quản lý đào tạo, sát hạch, đổi mới giấy phép lái xe cho các đối tượng theo phân công của Bộ trưởng.
9. Về hoạt động vận tải đường bộ:
a) Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các cơ chế, chính sách phát triển vận tải và các dịch vụ liên quan đến vận tải đường bộ;
b) Trình Bộ trưởng công bố các tuyến vận tải khách cố định quốc tế, tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh;
c) Thực hiện cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế theo các Điều ước quốc tế, Hiệp định và Nghị định thư về vận tải đường bộ Việt Nam ký với các nước có liên quan theo phân công của Bộ trưởng.
d) Tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình cầu đường bộ để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố tải trọng và khổ giới hạn an toàn các tuyến đường thuộc hệ thống quốc lộ;
đ) Quản lý hoạt động của bến xe theo quy định của pháp luật;
e) Tham gia xây dựng các quy định về vận tải đơn phương thức và đa phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển khác, hàng hóa giữa các vùng, miền và vận tải đối ngoại.
10. Tham gia xây dựng khung giá cước hoặc cước vận tải, xếp dỡ, các dịch vụ vận tải đường bộ được hoạt động độc quyền và những dịch vụ mà Nhà nước trợ giá hoặc giao cho doanh nghiệp thực hiện.
11. Quản lý hệ thống thu phí đường bộ trên quốc lộ; tham gia xây dựng chế độ thu phí cầu, đường, phà, lệ phí cấp các loại chứng chỉ về giao thông vận tải đường bộ; tổ chức thu các loại phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước.
12. Là đầu mối của Bộ trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo vệ công trình giao thông đường bộ, hành lang an toàn đường bộ và bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
13. Xây dựng trình Bộ trưởng kế hoạch hợp tác quốc tế về đường bộ; chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng các Điều ước quốc tế và tham gia đàm phán để ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế, các tổ chức quốc tế về đường bộ; tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo phân cấp quản lý.
14. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc nguồn vốn ngân sách.
15. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước và của Bộ Giao thông vận tải.
16. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo thẩm quyền của Cục.
17. Xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định cơ cấu tổ chức, cơ cấu công chức và biên chế của Cục; quản lý tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế được duyệt theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Cục; quản lý các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng.
18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định.
19. Quan hệ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và phối hợp với các cục trực thuộc Bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Bộ trưởng.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1. Tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
- Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Quản lý phương tiện và người lái;
2. Các Khu quản lý đường bộ trực thuộc:
3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trường Kỹ thuật nghiệp vụ đường bộ Miền Bắc;
- Trường Kỹ thuật nghiệp vụ đường bộ Miền Trung;
- Trường Kỹ thuật nghiệp vụ đường bộ Miền Nam.
Cục Đường bộ Việt Nam do Cục trưởng lãnh đạo, có một số Phó Cục trưởng giúp việc.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ và những vụ việc tiêu cực xảy ra trong Cục.
Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn 5 năm. Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn 5 năm theo đề nghị của Cục trưởng.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, các Vụ trưởng, Chánh Thanh tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.